Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí mật những căn hầm ở Dinh Gia Long và Dinh Độc Lập

Lâu nay có không ít thông tin đồn thổi về hầm bí mật ở Dinh Gia Long và Dinh Độc lập, khiến cho công chúng không khỏi tò mò.

Dinh Độc lập (nay là Hội trường Thống nhất) và Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng TP.HCM) là những dinh thự kiến trúc đồ sộ lưu giữ một phần lịch sử Sài Gòn - TP.HCM. Tìm hiểu, khám phá hai dinh thự này, chúng ta có không ít tư liệu lịch sử có giá trị. Bên cạnh đó còn có những giai thoại, những chuyện được coi là “thâm cung bí sử” khiến cho chúng ta tò mò hơn khi nhắc đến hai dinh thự này.

Sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ và sách Sài Gòn vang bóng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang cung cấp nhiều thông tin ít biết về hai dinh thự kiến trúc đồ sộ này và nhất là những căn hầm bí mật nơi đây.

Ham bi mat anh 1

Bảo tàng TP.HCM (Dinh Gia Long trước đây). Nguồn: kienthuc.

Hai công trình tuổi đời hơn thế kỷ

Theo sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ Dinh Độc lập ban đầu có tên gọi là Dinh Thống đốc, khởi công xây dựng ngày 23/3/1868, bởi Thống đốc La Grandière. Dinh được xây dựng ở đầu Đại lộ Norodom - đại lộ trung tâm của thành phố Sài Gòn, nên có tên là Dinh Norodom (giả thuyết khác cho rằng, tên của Dinh được đặt theo tên của Quốc vương Campuchia Norodom).

Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập, Toàn quyền Đông Dương quyết định lấy Dinh làm trụ sở văn phòng phía Nam của Phủ Toàn quyền Đông Dương. Dinh mang tên Dinh Toàn quyền Đông Dương từ đó cho đến năm 1945.

Theo cuốn Sài Gòn vang bóng của Lý Nhân Phan Thứ Lang, sau khi Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ, buộc phải rút quân và các viên chức về nước, ngày 7/9/1954, Ngô Đình Diệm tiếp quản Dinh Toàn quyền và đổi tên thành Dinh Độc lập. Kể từ khi Ngô Đình Diệm và em trai ông ta là Ngô Đình Nhu vào đây ở và làm việc thì nơi này cũng được gọi là Phủ Tổng thống.

Nhưng chỉ 8 năm sau, ngày 27/2/1962, Dinh bị hai phi công của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đánh bom. Bà Trần Lệ Xuân vợ ông Nhu bị thương ở mặt phải vội vã sang Nhật giải phẫu. Một nửa dinh (cánh trái) bị sập hoàn toàn, ông Diệm và gia quyến ông Nhu phải dời phủ Tổng thống sang Dinh Gia Long để ở tạm và làm việc.

Sau ngày Dinh Độc lập bị ném bom, ông Diệm đã giao cho kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ đồ án xây cất dinh mới theo lối tân thời. Khi họa đồ thiết kế đã xong, việc xây dựng giao cho Cục Công binh phụ trách. Công việc xây dựng bắt bắt đầu từ ngày 1/7/1962 thì ngày 1/11/1963, ông Diệm bị các tướng lĩnh đảo chính.

Sau biến cố đó, Dinh tiếp tục được xây dựng và đến ngày 31/10/1966 thì được khánh thành. Sau ngày 30/4/1975, Dinh được đổi tên là Hội trường Thống nhất.

Theo sách Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ, Dinh Thống đốc Nam Kỳ ban đầu là một bảo tàng thương mại. Theo báo cáo ngày 18/11/1890 của Kiến trúc sư, trưởng Sở Nhà ở dân dụng, thì trong phiên họp ngày 8/1/1890 Hội đồng Thuộc địa đã bỏ phiếu thông qua việc chuyển đổi bảo tàng này thành Dinh Thống đốc Nam Kỳ và đồng ý cấp một khoản kinh phí ban đầu là 19.100 USD để thực hiện các hạng mục chuyển đổi cơ bản.

Dinh tọa lạc trên đường Gouverneur, sau đổi tên là La Grandière. Đến tháng 4/1950 lại đổi tên là đường Gia Long nên người Sài Gòn quen gọi là Dinh Gia Long.

Ham bi mat anh 2

Lối xuống hầm bí mật trong khuôn viên Dinh Gia Long. Nguồn: kienthuc.

Những căn hầm bí mật

Theo sách Sài Gòn vang bóng, năm 1954, Ngô Đình Diệm sau khi lên làm Tổng thống và ở tạm tại Dinh Gia Long đã nghĩ đến viễn cảnh bị đảo chính nên hạ lệnh cho làm một căn hầm tránh bom kiên cố.

Việc xây dựng căn hầm ở Dinh Gia Long ban đầu có kinh phí dự trù là 15 triệu đồng. Trách nhiệm thi công được giao cho Bộ Công Chánh chứ không cho đấu thầu (có tư liệu nói căn hầm này được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và nhà thầu Trương Đăng Khoa xây dựng từ tháng 5/1962 đến tháng 10/1963 thì hoàn thành với kinh phí hơn 12 triệu đồng).

Căn hầm được thiết lập ở khu vực hậu dinh, chỗ vườn hoa, nằm dọc theo đường Lê Thánh Tôn hiện nay. Hầm được đào sâu dưới mặt đất 4 m và choán hết khoảng vườn phía sau dinh.

Hầm được xây bằng xi măng cốt thép rất kiên cố, chịu được các loại trọng pháo và bom lên tới 250 kg (có tư liệu nói 500 kg).

Hầm có 4 cửa ra vào (có tư liệu nói 6), tất cả đều làm bằng sắt đúc nguyên khối. Muốn mở cửa hầm, người ta phải dùng hệ thống bánh lái (volant) như của tàu thủy để xoay. Phía trong còn có chốt sắt lớn để cài. Phần mặt đất phía trên nắp hầm được ngụy trang bằng những chậu cây cảnh.

Hầm cũng có cầu thang thông lên phòng làm việc của ông Diệm. Bất cứ lúc nào, dù đang làm việc hay ngủ, hay đang ăn, chỉ cần 5 giây khi có tín hiệu báo động là ông Diệm có thể chạy đến cầu thang để xuống hầm.

Trong hầm cũng trang bị máy phát thanh và người ta cũng định lắp máy điều hòa không khí, máy phát điện riêng, nhưng chưa kịp thực hiện điều đó thì xảy ra cuộc đảo chính ngày 1/11/1963.

Ham bi mat anh 3

Đường hầm bọc thép chống bom trong Dinh Độc lập. Nguồn: plo.

Sau ngày 1/11/1963, nhiều báo tại Sài Gòn có viết về căn hầm bí mật trong Dinh Gia Long với nhiều điều được thêu dệt. Thậm chí họ còn viết là cái hầm ăn sâu dưới đất 3 m, không kể người mà xe cộ đi lại thoải mái.

Rồi căn hầm ăn thông ra tới bờ sông Thủ Thiêm để vào trại hải quân. Có đường hầm ăn thông vào tận Chợ Lớn, tới nhà bang trưởng Mã Tuyên. Vì vậy mà 2 ông Diệm, Nhu đã tới nhà Mã Tuyên an toàn mà không ai hay biết. Nhiều người nhẹ dạ đã tin những điều trên là có thật.

Đề cập đến căn hầm bí mật ở Dinh Độc lập, Lý Nhân Phan Thứ Lang cho biết ông Diệm cũng cho đào một căn hầm rộng, kiên cố không kém gì hầm trong Dinh Gia Long. Căn hầm này có thang máy chạy từ lầu trên xuống tới hầm, có đầy đủ điện nước, máy điều hòa không khí, có nhà bếp nhỏ để nấu ăn tạm.

Người ta còn thiết kế một cầu thang trượt từ phòng làm việc của tổng thống chạy thẳng xuống hầm. Khi có biến cố, người chạy trốn có thể bước vào cầu thang trượt và chỉ trong nháy mắt đã chạm chân tới cửa hầm.

Tuy nhiên, hầm không có lối đi thông ra ngoài như nhiều người vẫn nghĩ. Cửa hầm rộng vừa đủ để 1 chiếc xe bọc thép chạy vào để người trú ẩn trong hầm có thể bước lên xe và di tản đi nơi khác.

Giây phút tiến vào Dinh Độc Lập trong ký ức người lính xe tăng

Khi đã tĩnh trí, Trang ngẩng lên nhìn, trên nóc Dinh Độc Lập, đại đội trưởng Bùi Quang Thận đang kéo lá cờ giải phóng. Lá cờ bay phấp phới trên bầu trời tháng tư xanh ngắt.

Nhung dua con trai cua rong hinh anh

Những đứa con trai của rồng

0

Hai vương hậu mỗi người một vẻ như hai loài hoa khác nhau vậy, trừ một khía cạnh giống nhau, là mỗi người đều sinh được cho nhà vua một người con trai.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm