Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bi kịch từ ánh hào quang của iPhone

Từ một thiết bị di động được xem là chuẩn mực, là biểu tượng “hào nhoáng”, nhưng iPhone đã nhanh chóng đánh mất vị thế của mình trong mắt người dùng châu Á.

Bi kịch từ ánh hào quang của iPhone

Từ một thiết bị di động được xem là chuẩn mực, là biểu tượng “hào nhoáng”, nhưng iPhone đã nhanh chóng đánh mất vị thế của mình trong mắt người dùng châu Á.

Trong một bài viết mới đây, trang Reuters nhấn mạnh, chính sự nhàm chán của iPhone cùng với việc ngày càng nhiều thiết bị cạnh tranh được tung ra thị trường đã khiến người dùng bắt đầu tìm đến các thương hiệu khác, đặc biệt là sự trỗi dậy của Samsung, khiến thị phần của Apple đang bị đánh mất đáng kể.

 
iPhone đang mất dần sức hấp dẫn của chính mình?

Tại châu Á, đặc biệt là Singapore và Hong Kong, vốn được xem là hai thành phố tạo nên xu hướng chung của thị trường, trong năm 2010, các thiết bị của Apple dường như là “thống soái”, với số lượng người dùng iOS nhiều hơn bất kỳ tại nước nào trên thế giới.

Tại thị trường Đông Nam Á, tỉ lệ người dùng lựa chọn smartphone đã tăng rất nhanh, khi lượng người dùng smartphone tính đến tháng 12/2012 đã tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái, theo khảo sát của GfK.

Tuy nhiên, theo ước tính của StatCounter, công ty chuyên đo kiểm lưu lượng web của hơn 3 triệu webite khác nhau, thị phần của iPhone, iPad tại Singapore đã giảm mạnh trong năm 2012. Từ đỉnh điểm 72% trong tháng 1/12012, “miếng bánh” của Apple đã giảm chỉ còn 50% trong tháng 1 đầu năm nay. Trong khi đó, Android ngày càng có sức hấp dẫn với người dùng Singapore. Hiện tại, điện thoại Android đang chiếm 43% thị trường nước này, tăng từ 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở Hong Kong, iPhone và iPad hiện chỉ chiếm 30% trong tổng số thiết bị di động sử dụng tại nước này, giảm từ mức 45% so với năm ngoái. Trong khi đó, Android chiếm 2/3 thị trường.

“Apple vẫn được xem là thương hiệu danh giá, nhưng hiện tại đã có quá nhiều smartphone thời thượng khác xuất hiện, khiến sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt”, Tom Clayton - Giám đốc điều hành công ty Bubble Motion ở Singapore, đơn vị phát triển mạng xã hội địa phương Bubbly, nói.

Bi kịch tương tự cũng xảy ra với iPhone tại các thị trường quan trọng khác như Tây Âu, và Bắc Mỹ.

Việc Apple đánh mất đi vẻ “hào nhoáng” của mình ngay tại chính thị trường mà hãng từng có một vị thế vững chắc là một điều đáng tiếc. Giới phân tích cho rằng, đây chính là bi kịch do chính sự thành công của iPhone. iPhone đã mở đầu trào lưu di động thời thượng với những tính năng thông minh ngang ngửa với máy tính. Và giờ đây, những người dùng “khát khao tạo sự khác biệt” đã không còn tự hài lòng với chiếc điện thoại iPhone nữa. Sự xuất hiện của Galaxy Note, hay Galaxy Note II, với sự lai căng giữa smartphone và tablet, đã làm hài lòng vô số người dùng.

Janet Chan, một chuyên viên quảng cáo 25 tuổi ở Hong Hong, đang sử dụng iPhone 5, nhưng thời lượng pin kém và sức hấp dẫn của những thiết bị màn hình lớn hơn để dễ dàng xem phim đã thôi thúc cô chuyển sang sử dụng Galaxy Note II. “Sau khi Steve Jobs mất, dường như Apple đã không còn yếu tố bất ngờ trong sản phẩm ra mắt nữa”.

Không khó để nhận thấy “bi kịch” của iPhone, khi mà cách đây một năm, iPhone “phủ sóng” gần như tất cả các tuyến tàu điện ngầm ở Hong Kong và Singapore, nhưng đến nay, chiếc điện thoại của Apple đã bị các sản phẩm của Samsung và HTC làm “lu mờ”.

Điều này có thể giải thích một phần là do sự phổ biến của các thiết bị Android, trải dài trên nhiều phân phúc từ giá rẻ cho đến cao cấp, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy Apple đã mất đi số lượng lớn fan trung thành một thời.

Doanh nhân Aileen Sim ở Singapore vừa ra mắt phiên bản iOS của ứng dụng BillPin, ứng dụng dùng để phân loại từng hoá đơn thanh toán, bởi bà nhận thấy nền tảng này chiếm phần lớn tại 3 thị trường mà bà đang nhắm tới, đó là Singapore, Ấn Độ và Mỹ.

“Tuy nhiên, thật là ngạc nhiên khi mà số lượt tải trên nền tảng Android mạnh mẽ hơn nhiều so với trên hệ điều hành iOS”, bà Sim thốt lên sau khi ra mắt thêm phiên bản dành cho hệ điều hành Android.

Thực tế, 70% trong đối tượng khách hàng từ 20 đến 25 tuổi đều cho biết họ đang sở hữu điện thoại Android, hoặc đã có ý định chuyển sang sử dụng nền tảng này.

Trong khi đó, giới phân tích tại Hong Kong nhìn nhận Apple và iPhone vẫn là những thương hiệu thời trang cao cấp, nhưng những nỗ lực truyền thông và marketing của Samsung đã khiến sự hào nhoáng của Apple dần bị lu mờ, và các sản phẩm của Samsung đã nhanh chóng tới tay của từng người dùng di động.

Đối với một số người, việc sở hữu iPhone chỉ là để trở nên nổi bật trước đám đông. Còn lại, những người thích sử dụng một thiết bị có cấu hình mạnh, màn hình lớn thì đã tìm đến những chiếc điện thoại cỡ lớn từ 5 inch trở lên để đáp ứng nhu cầu xem phim, duyêt web và viết ghi chú.

Theo Dân Trí

Theo Dân Trí

Bạn có thể quan tâm