Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí ẩn nàng Mona Lisa

Nụ cười “huyền bí”, điều bí ẩn đằng sau đôi mắt; Mona Lisa có lẽ là người phụ nữ nổi tiếng nhất thế giới.

Tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Ảnh: Galerie de tableaux en très haute.
tac pham my thuat anh 1
tac pham my thuat anh 1

Tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Ảnh: Galerie de tableaux en très haute.

Leonardo da Vinci có một tuổi thơ khốn khó... một đứa trẻ ngoài giá thú, thuận tay trái vốn dễ dàng trở thành tâm điểm của những trò chọc ghẹo ở Tuscany vào thế kỷ 16. Tuy lớn lên trong một xã hội đầy sự kỳ thị, nơi người ta gọi bạn là “thứ rác rưởi” hay “đồ bị thịt”, niềm đam mê của ông đối với cơ thể con người chưa bao giờ bị lung lay.

Nói cho cùng thì tất cả những thứ ông thích đều thuộc về Thiên nhiên. Và nếu Leonardo có một tôn giáo, thì bạn có thể gọi nó là Chủ nghĩa Huyền bí Thiên nhiên.

Ông là một họa sĩ/nhà khoa học đã quyết chí kết hợp hai lĩnh vực này với nhau, tức là chỉ vẽ theo sự dẫn đường của đôi mắt - chỉ những điều mình có thể nhìn thấy. Phong cách mờ ảo đặc trưng của ông (sfumato hay “làm mờ đường ranh”) là kết quả của cái nhìn thực nghiệm này, lý giải rằng “sáng và tối nên được hòa vào nhau mà không dùng nét và đường ranh, giống như khói vậy”.

Nụ cười “huyền bí”, điều bí ẩn đằng sau đôi mắt; Mona Lisa có lẽ là người phụ nữ nổi tiếng nhất thế giới. Có lẽ đây cũng là một bức tranh ưa thích của tác giả, vì Leonardo đã giữ nó cho đến khi qua đời.

Điều đáng chú ý là bên cạnh những điểm độc đáo hơn của bức tranh chính là sự xuất hiện của đôi tay và sự nổi bật của chúng. Leonardo tiết lộ cho chúng ta biết thêm về nàng qua cách đặt tay và đặc điểm của chúng: một người phụ nữ đẫy đà với da thịt mềm mại, người mà cả đời hầu như không phải làm việc hay phải chịu đựng sự căng thẳng và đói kém.

tac pham my thuat anh 2

Tranh Il Cenacolo (Bữa tối cuối cùng). Ảnh: haltadefinizione.

Bên cạnh kỹ thuật vẽ che lấp và phối cảnh tuyến tính (xem bức Bữa tối cuối cùng để thấy một ví dụ khác về cách sử dụng những đường trực giao hội tụ tại một điểm), các họa sĩ còn dùng phối cảnh không khí và tương quan kích thước để thuyết phục chúng ta về chiều sâu không gian.

Ví dụ trong bức tranh Mona Lisa, cây cầu nhỏ ở phần hậu cảnh bên phải cho chúng ta một cảm nhận về khoảng cách. Tương quan kích thước - những thứ nhỏ thế nào so với kích thước thật mà chúng ta biết - giúp chúng ta hiểu những mối liên hệ về không gian trong một bố cục.

Nhưng cũng chú ý cây cầu bớt đi chi tiết và màu sắc ra sao. Khi một vật càng ở gần thì ta càng nhìn thấy rõ chất bề mặt cụ thể cũng như phổ màu đa sắc hơn. Còn khi vật ở càng xa thì ta càng thấy chúng nhòe đi và xám hơn. Không khí đã làm mờ đi tầm nhìn của chúng ta.

Trong tác phẩm này, chiếc cầu bé tí và nhạt nhòa kia đã giúp đặt nhân vật nữ ra trước ở phần tiền cảnh, cách xa phông nền lởm chởm đá. Có phải nàng đã băng qua cây cầu một mình? Có lẽ chỉ có nàng mới biết cây cầu dẫn đi đâu.

Bài liên quan

Kathy Statzer/NXB Trẻ

Bạn có thể quan tâm