Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh viện tại TP.HCM thiếu huyết thanh kháng nọc rắn

Một số bệnh viện tại TP.HCM không còn huyết thanh kháng nọc rắn để chữa trị cho bệnh nhân trong thời gian dài.

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) thông tin hiện tại bệnh viện vẫn không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nong và cạp nia. Tháng 8 vừa qua, đơn vị phải sử dụng 5 lọ huyết thanh kháng độc rắn hổ đa giá cuối cùng để cứu sống bệnh nhi 13 tuổi bị rắn cạp nia cắn.

Bệnh viện Chợ Rẫy cũng gặp tình trạng tương tự như trên trong hơn một năm nay. Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết hiện bệnh viện không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, chàm quạp, hổ chúa.

huyet thanh anh 1

Người đàn ông ở Tây Ninh giữ được mạng sống nhờ được truyền huyết thanh và điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Nguyên nhân khan hiếm thuốc được bác sĩ Hùng lý giải do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều loại huyết thanh kháng nọc rắn chưa được sản xuất, khó khăn về nguồn cung ứng nên không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân.

Nếu người bệnh không may bị rắn cắn nhưng không có thuốc giải độc, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như: suy hô hấp hỗ trợ thở máy, lọc máu. Còn đối với các loại thuốc giải độc tố khác, thỉnh thoảng vẫn thiếu hụt nhưng sau đó bệnh viện có thể xoay xở được.

Ngoài huyết thanh kháng nọc rắn, một số cơ sở y tế tại TP.HCM còn thiếu thuốc giải độc.

Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho hay Bệnh viện Nhân dân 115 có báo cáo sở về việc thiếu thuốc Pralidoxim 500mg sử dụng trong điều trị ngộ độc hóa chất hoặc thuốc trừ sâu phosphat hữu cơ. Nguyên nhân thiếu loại thuốc này do công ty trúng thầu gián đoạn cung ứng vì số đăng ký hết hạn, chưa gia hạn được số đăng ký.

Theo bà Như, hiện nay, Bệnh viện nhân dân 115 đã tìm được nhà cung ứng khác (với số lượng đang có sẵn là 36.000 ống, hạn sử dụng đến tháng 4/2024) và sẵn sàng cung ứng khi có nhu cầu điều trị.

Mới đây, Sở Y tế TP.HCM cho biết trước tình hình gián đoạn cung ứng 2 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng là sởi đơn và DPT (vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván), thành phố đứng trước nguy cơ bùng phát thêm dịch sởi chồng lên dịch sốt xuất huyết và Covid-19.

Hiện nhu cầu vaccine sởi và DPT hàng tháng của thành phố là hơn 8.000 liều cho mỗi loại. Trước tình hình nguồn cung ứng 2 loại vaccine trong chương trình TCMR này có dấu hiệu bị gián đoạn, Sở Y tế đã 3 lần gửi công văn báo cáo Bộ Y tế và đề nghị chỉ đạo Chương trình tiêm chủng Quốc gia phân bố kịp thời đủ số lượng vaccine cho thành phố. Tuy nhiên, đến nay, TP.HCM vẫn được cung cấp vaccine.

Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh ở Bà Rịa - Vũng Tàu thiếu thuốc

Chiều tối 6/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ họp đột xuất với Sở Y tế, các bệnh viện trên địa bàn nghe báo cáo các khó khăn, vướng mắc của ngành y tế.

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm