Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 lý do người dân không nên tích trữ thuốc Molnupiravir

Sở Y tế TP.HCM khẳng định không thiếu thuốc điều trị Covid-19, đồng thời thuốc này có thời hạn sử dụng ngắn. Người dân vì thế không nên tích trữ.

Trước tình trạng người dân trữ sẵn thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir, Zing đặt câu hỏi cho Sở Y tế TP.HCM về việc khuyến cáo dành cũng như hành động của cơ quan chức năng.

Trả lời chiều 7/3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai (Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM) cho biết đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép hoạt động sản xuất thuốc điều trị Covid-19 cho 3 công ty với năng lực khoảng 2 triệu viên/tháng, gồm: Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar, Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm.

Bộ Y tế cũng chuẩn bị cấp phép cho một loạt công ty. Do đó, bà Mai khẳng định người dân "không lo thiếu thuốc".

Thứ hai, bà Mai cho biết hạn sử dụng thuốc điều trị Covid-19 khá ngắn nên việc tích trữ là không có lợi. Nguyên nhân thứ ba, Covid-19 là thuốc điều trị có kê toa.

Với 3 nguyên nhân nêu trên, đại diện Sở Y tế khuyên người dân không nên tích trữ thuốc và tuân thủ hướng dẫn của cơ sở y tế, sử dụng thuốc được cấp phép khi có đủ điều kiện.

"Ta không cần tích trữ, không tốt. Sắp tới, các công ty dược sản xuất rầm rộ thì khả năng còn giảm giá nữa", bà Mai nhận định.

tich tru thuoc Covid-19 anh 1

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM. Ảnh: Thu Hằng.

Ngày 5/3, Bộ Y tế có văn bản gửi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề xuất cơ chế cho người dân tự mua thuốc điều trị Covid-19. Cụ thể, thay vì yêu cầu bác sĩ kê đơn như hiện nay, Bộ Y tế đề xuất người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được phép kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc kháng virus Covid-19.

Quy định kê đơn gồm: Xác nhận từ cơ sở y tế có dương tính với SARS-CoV-2; Người bệnh tự quay clip quá trình thực hiện test kháng thể tại nhà chứng minh kết quả test dương tính; và người phụ trách chuyên môn về dược căn cứ kết quả, yêu cầu người bệnh ký cam kết và cung cấp bản sao chứng minh thư, căn cước công dân.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP.HCM, cho rằng đây là một đề xuất tiến bộ. Bác sĩ Dũng thừa nhận rằng việc sử dụng thuốc này sẽ có tác dụng phụ, như nhiều loại thuốc khác. Tuy nhiên, với tỷ lệ nhiễm thực tế lớn như hiện nay, ông cho rằng "không đủ bác sĩ để kê đơn cho người dân".

"Nguy cơ trước mắt của người dân lớn hơn nhiều nguy cơ kháng thuốc. Nguy cơ kháng thấp, không đáng gì so với việc người dân hoảng sợ và đi mua, tích trữ... từ những nguồn không chính thức", ông phân tích.

Bác sĩ Dũng giải thích về khoa học, việc kháng thuốc dựa trên rất nhiều thứ và thường chỉ xảy ra với người sử dụng thuốc trong thời gian rất dài như vài năm, còn nếu dùng 5-7 ngày thì không đáng lo.

Nếu F1 nghỉ hết, ai làm việc?

Doanh nghiệp cho rằng cách ly F1 là "tàn dư" của tư duy Zero Covid mà Việt Nam đã bỏ từ cuối năm 2021. Với tỷ lệ tiêm chủng cao như hiện nay, F1 cần được đi làm bình thường.

Xin làm việc tại nhà, thắt chặt chi tiêu vì bão tăng giá

Xăng dầu cùng nhiều nhu yếu phẩm tăng giá đột ngột khiến người dân, doanh nghiệp chật vật trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng.

Đề xuất cho F0 và F1 làm việc, dừng công bố ca mắc Covid-19 hàng ngày

Ngoài kiến nghị cho F0, F1 làm việc, Bộ Y tế còn đề xuất tạm dừng thông báo số ca nhiễm SARS-CoV-2 hàng ngày để tránh gây hoang mang.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm