Nhà trưng bày là nơi giới thiệu những thông tin, tư liệu, hình ảnh giá trị về quá trình khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
'Quần đảo Hoàng Sa' ở phố biển Đà Nẵng Nhà trưng bày Hoàng Sa cao 18 m, tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng. Công trình được thiết kế, xây dựng theo phương án kiến trúc "Con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam".
Nhà trưng bày Hoàng Sa được chính quyền Đà Nẵng xây dựng với số vốn hơn 40 tỷ đồng. Công trình nằm ở ngã ba đường Hoàng Sa - Phan Bá Phiến, thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
Nhà trưng bày Hoàng Sa được chính quyền Đà Nẵng xây dựng với số vốn hơn 40 tỷ đồng. Công trình nằm ở ngã ba đường Hoàng Sa - Phan Bá Phiến, thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cho biết sau 3 tháng mở cửa (công trình khánh thành ngày 28/3), công trình này đã đón hàng vạn lượt khách đến tham quan.
Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cho biết sau 3 tháng mở cửa (công trình khánh thành ngày 28/3), công trình này đã đón hàng vạn lượt khách đến tham quan.
Có hơn 300 tài liệu, hiện vật được UBND huyện Hoàng Sa sắp đặt, trưng bày. Tất cả hiện vật, tài liệu này chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nhà trưng bày như một quần đảo Hoàng Sa thu nhỏ giữa TP Đà Nẵng. Đây là một kho tàng chứng tích hùng hồn về việc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khu vực giới thiệu các hiện vật là đồ dùng của người Việt trong thời gian sống và làm việc tại Hoàng Sa.
Nhiều năm qua, các nhà khảo cổ đã sưu tầm được rất nhiều hiện vật như nồi đất, chiếu cói, niêu... Những đồ dùng này chứng minh từ xa xưa, người Việt đã ra Hoàng Sa sinh sống và làm việc.
Tất cả các bản đồ, thư tịch cổ đều khẳng định quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam.
Khu trưng bày "Bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ giai đoạn 1945-1974 đến nay".
Trao đổi với Zing.vn, ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa và nhiều nhân chứng cho hay các tài liệu trưng bày tại nhà trưng bày Hoàng Sa rất có giá trị về lịch sử và pháp lý.
"Bước tiếp theo là phải đưa các bằng chứng này ra để đấu tranh pháp lý, ngoại giao, tiến tới đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc", ông Ngữ nói. Trong ảnh là lá cờ Tổ quốc rộng 100 m2 do cụ bà Phan Thị Phán (81 tuổi, trú xã Tân Hưng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) tặng chính quyền huyện đảo Hoàng Sa.
Vị trí nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng. Ảnh: Google Maps.
"Chúng ta luôn nhớ rằng cho đến tận hôm nay, ngoài biển khơi vẫn còn đó một huyện đảo Hoàng Sa bị ngoại bang chiếm đóng trái phép", ông Huỳnh Đức Thơ trầm tư nói.
Sáng 28/3, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa. Nhà trưng bày có hơn 300 tài liệu, hiện vật khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
"Chúng ta luôn nhớ rằng cho đến tận hôm nay, ngoài biển khơi vẫn còn đó một huyện đảo Hoàng Sa bị ngoại bang chiếm đóng trái phép", ông Huỳnh Đức Thơ trầm tư nói.
TP Đà Nẵng đang lưu giữ hơn 500 tư liệu, hiện vật liên quan đến Hoàng Sa. Trong đó, có bản đồ cổ của người Trung Quốc khẳng định lãnh thổ của họ chỉ đến đảo Hải Nam.