Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong nhà máy sửa chữa động cơ tiêm kích

Nhà máy A42 hiện là một trong những nhà máy trong khu vực có khả năng chữa động cơ phản lực. Trong những năm qua đội ngũ kỹ sư, công nhân của nhà máy đã nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ turbin.

Bên trong nhà máy sửa chữa động cơ tiêm kích

Nhà máy A42 hiện là một trong những nhà máy trong khu vực có khả năng chữa động cơ phản lực. Trong những năm qua đội ngũ kỹ sư, công nhân của nhà máy đã nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ turbin.

 
Nhà máy A42 ra đời ngày 31/5/1975. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, thợ cơ khí tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, những năm qua Nhà máy A42 đã nghiên cứu, sửa chữa thành công hàng trăm loại động cơ turbin khác nhau, trong đó có cả những loại động cơ trang bị cho các loại máy bay chiến đấu hiện đại như: Su 27, Su30; nhiều loại động cơ trực thăng, tàu thủy... góp phần bảo đảm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân chủng phòng không - Không quân nói riêng và toàn quân nói chung. (Trong ảnh: lãnh đạo nhà máy đang giới thiệu với khách hàng về năng lực sửa chữa động cơ turbin khí động học).
 
Trong quá trình sửa chữa, đội ngũ kỹ sư của nhà máy còn nghiên cứu, tự sản xuất một số vật tư chuyên ngành mà ngoài thị trường không có, tiết kiệm cho ngân sách quốc phòng hàng trăm tỷ đồng. (Trong ảnh: động cơ MIG - 21 đang được sửa chữa).
 
Động cơ trên có tới 32.000 chi tiết cần được tháo lắp trong quá trình đại tu.
 
Mô hình động cơ turbin.
 
Dưới bàn tay lành nghề và sự sáng tạo của đội ngũ kỹ sư của nhà máy, các máy móc và dây chuyền cũ từ thời chiến tranh vẫn hoạt động tốt với độ chính xác cao.
 
Cánh Turbin là một trong những bộ phận đòi hỏi độ chính xác cao nhất của khối động cơ.
 
Ngày 1/8, tại Nhà máy A42, Quân chủng Phòng không – Không quân khởi công giai đoạn 1 của Dự án sửa chữa động cơ máy bay chiến đấu AL – 31F. Đây là loại động cơ hiện đại của tiêm kích đa năng Su-27 trong biên chế của quân đội Việt Nam.
 
Trước đó, để sửa chữa động cơ AL-31F, Việt Nam phải gửi chúng sang Nga. Tuy nhiên, cuối tháng 7/2013 vừa qua, theo Tiếng nói nước Nga, doanh nghiệp nhà nước “Ukroboronservis" thuộc tập đoàn nhà nước “Ukroboronprom" và VAXUCO của Việt Nam đã ký hợp đồng sửa chữa tại cơ sở Ukraine các động cơ máy bay AL-31F mà Nga bán cho lực lượng Phòng không không quân Việt Nam.
 
Các điều khoản trong hợp đồng được ký kết mấy ngày trước quy định. Việc sửa chữa động cơ AL-31F của Nga sẽ được tiến hành tại nhà máy sửa chữa “Động cơ“ ở Lusk, tỉnh Volynskaya. Ngoài sửa chữa, theo một hợp đồng riêng, phía Ucraina sẽ cũng cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho các đồng nghiệp Việt Nam trong việc sửa chữa động cơ AL-31F.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn có thể quan tâm