Những đôi giày sản xuất ở Triều Tiên sử dụng nguyên liệu trong nước, máy móc tại địa phương và không xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nào, theo AP.
Nhà máy giày thể thao Ryuwon ở Bình Nhưỡng là nơi sản xuất giày hàng đầu ở Triều Tiên. Đây cũng là nhà máy thường xuất hiện nhất trên truyền thông quốc tế. Bức ảnh này của AP được chụp ngày 1/2/2019, tại một phân xưởng sản xuất nằm trong nhà máy. Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un trong một lần đến thăm Ryuwon được treo ở vị trí trang trọng trên tường. Ảnh: AP.
Nhà máy Ryuwon được thành lập tháng 11/1988, trải qua nhiều lần cải cách về máy móc, thiết bị. Hiện nơi này đã trở thành niềm tự hào của Triều Tiên khi sản xuất hơn 1 triệu đôi giày thể thao mỗi năm, cho cả các huấn luyện viên và vận động viên của nhiều môn thi đấu khác nhau. Ảnh: AP.
Công nhân làm giày thể thao tại nhà máy giày Ryuwon. Ảnh: AP.
Một nữ công nhân đang thực hiện công đoạn làm đế cho những đôi giày thể thao. Ảnh: AP.
Tại nhà máy này, quy trình sản xuất một đôi giày được chia thành nhiều công đoạn khác nhau. Các công nhân có xu hướng chỉ thực hiện một công việc tại các khu vực nhất định. Ảnh: AP.
Hai công nhân đang vận hành máy để hoàn thành các công đoạn làm giày. Sau khi thực hiện một dự án nâng cấp và hiện đại hóa, nhà máy Ryuwon hiện có 1.844 máy thuộc phục vụ cho việc sản xuất giày. Ảnh: AP.
Những đôi giày thể thao được nhà máy Ryuwon sản xuất và đưa ra thị trường. Ảnh: AP.
Một hướng dẫn viên giới thiệu sản phẩm trong phòng triển lãm tại nhà máy giày thể thao Ryuwon. Ảnh: AP.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã nhiều lần đến thăm nhà máy giày thể thao Ryuwon. Truyền thông quốc tế cũng cho biết ông Kim tỏ ra hài lòng khi chứng kiến cũng như trực tiếp giám sát hoạt động sản xuất tại đây. Ảnh: Reuters/KCNA.
Nhà máy Wonsan ở Gangwon, một thành phố phía Đông đất nước, cũng là một trong số ít nơi sản xuất giày ở Triều Tiên xuất hiện trên truyền thông quốc tế. AP từng đánh giá dù căng thẳng, xung đột trên thế giới có leo thang thì cuộc sống của người dân, cũng như những công nhân tại các nhà máy dường như không bị ảnh hưởng. Ảnh: AP.
Các công nhân làm việc tại nhà máy Wonsan từng tham gia “chiến dịch tốc độ” kéo dài 200 ngày do nhà lãnh đạo Kim Jong Un khởi xướng nhằm nâng cao mức sống và thúc đẩy kế hoạch 5 năm, phát triển kinh tế. Ảnh: AP.
Là một cựu quân nhân và làm việc tại nhà máy Wonsan, anh Kang Jong Jin cho biết anh muốn đóng góp sức mình cho các kế hoạch phát triển đất nước của nhà lãnh đạo Kim Jong Un bằng cách tham gia các khóa học kỹ thuật để cải thiện kỹ năng. Ảnh: AP.
Thời điểm đó, ông Kim đã chỉ đạo hoạt động sản xuất giày tập trung làm những sản phẩm nhẹ hơn, chất lượng tốt hơn và cung cấp nhiều loại hơn trước khi kế hoạch 5 năm kết thúc. Ảnh: AP.
Bà Kim Hyon Ae, 44 tuổi, làm việc tại Wonsan cho biết bà xem nhà máy chính là gia đình của nhà lãnh đạo Kim Jong Un bởi trong một chuyến thăm tại đây, ông từng nói như vậy. Ảnh: AP.
Những đôi giày mới được sản xuất tại nhà máy Wonsan. Những người quản lý tại đây cho biết chúng được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, máy móc tại địa phương và không xuất khẩu bất kỳ sản phẩm nào. Ảnh: AP.
Sở hữu tới 65% vốn và lợi ích tại khách sạn Melia, doanh nghiệp của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi là cổ đông nắm quyền chi phối hoạt động của khách sạn này.
Khoảng 300 đồng xu làm từ bạc nguyên chất sẽ được phát hành ngay trước thềm cuộc gặp của Trump - Kim ở Hà Nội. Người dân xếp hàng từ sớm để mua đồng xu kỷ niệm.