Sau nhiều năm bị Mỹ cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc, Huawei đã mời nhiếp ảnh gia của hãng Getty Images tham quan ba cơ sở của họ.
|
Huawei là một trong những công ty thành công nhất trong lịch sử công nghệ: đứng đầu thế giới về thiết bị viễn thông, dẫn đầu cuộc đua triển khai mạng thế hệ mới 5G và vượt mặt Apple để đứng thứ hai thế giới về doanh số bán điện thoại. Nhưng Huawei luôn là một bí ẩn với phương Tây, và gây nhiều ngờ vực ở Mỹ. Trong ảnh, một kỹ sư đang tiến hành thử nhiệt trong cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. |
|
Dây chuyền sản xuất của Huawei ở thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. Trong nhiều năm, Washington luôn lo ngại chính phủ Trung Quốc dùng thiết bị Huawei để do thám các quốc gia khác. Washington cho rằng Huawei là mối đe dọa an ninh vì công ty này không thể từ chối yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Huawei phủ nhận việc cho phép Bắc Kinh xâm nhập các công nghệ của mình. Ảnh: Getty Images. |
|
Dù vậy, chính quyền Tổng thống Donald Trump mới đây vẫn ra lệnh cấm các hãng Mỹ bán linh kiện hoặc phần mềm cho Huawei. Trong ảnh, một kỹ sư Huawei chỉ ra các linh kiện trong khu vực nghiên cứu của công ty. Ảnh: Getty Images. |
|
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo được hiển thị trên màn hình tại cơ sở Huawei ở Thâm Quyến. Ảnh: Getty Images. |
|
Nhân viên Huawei đang chơi bi-a sau giờ làm tại khu nhà dành cho nhân viên. “Làm việc ở đây là điều mà nhiều người thèm muốn”, Kevin Frayer, nhiếp ảnh gia thường trú ở Bắc Kinh của Getty Images, nói với CNN. “Đây là công ty trả lương cao nhất nhì Trung Quốc cho nhân lực trình độ cao, và nhiều nhân viên học nước ngoài hoặc các trường hàng đầu. Huawei cũng kéo nhân tài từ các công ty khác và mời các chuyên gia nước ngoài”. Ảnh: Getty Images |
|
Nhân viên Huawei tan làm vào một cuối tuần tháng 4. Ảnh: Getty Images. |
|
Huawei có 180.000 nhân công trên toàn cầu, với hơn một phần ba trong số đó làm việc tại các cơ sở mà ông Frayer ghé thăm ở Đông Quản và Thâm Quyến, nơi được coi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Trong ảnh là phòng máy chủ thuộc phòng lab an ninh mạng ở Đông Quản. Ảnh: Getty Images. |
|
Nhiều nhân viên Huawei nói với ông Frayer rằng họ lo ngại về những gì họ coi là quan niệm sai lầm về công ty. Trong ảnh, một nhân viên trong phòng lab an ninh mạng của Huawei. Ảnh: Getty Images. |
|
Nhân viên Huawei đang nhìn điện thoại khi đợi lấy đồ ăn trưa tại cơ sở Đông Quản. Ảnh: Getty Images. |
|
Nhiếp ảnh gia Frayer ấn tượng bởi quy mô của các cơ sở Huawei, đặc biệt là kiến trúc châu Âu của cơ sở Đông Quản (trong ảnh), vì “người sáng lập Huawei từng học kiến trúc”. Ảnh: Getty Images. |
|
“Có nhà hàng, quán cà phê, chỗ tập thể thao và hệ thống giao thông riêng. Họ có cả biệt thự và nhà ăn hạng sang cho các khách hàng cao cấp, lẫn nhà giá rẻ cho nhân viên”, ông Frayer nói. Trong ảnh, nhân viên đang sắp xếp ghế trong phòng ăn riêng tư cho khách cao cấp. Ảnh: Getty Images. |
|
Ông Frayer nói nơi làm việc của Huawei tạo cảm giác như một trường đại học: yên tĩnh và thoải mái. Mỗi buổi trưa, văn phòng giảm ánh sáng để nhân viên chợp mắt, thói quen phổ biến ở các công ty Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. |
|
Nhân viên Huawei ra về sau giờ làm ở Đông Quản. Ảnh: Getty Images. |
|
Ông Frayer nói rằng Huawei là niềm tự hào của cả nước Trung Quốc. Trong ảnh, một nhân viên nhìn điện thoại trong khi đang đợi trà tại cơ sở ở Thâm Quyến. Ảnh: Getty Images. |
hình ảnh bên trong trụ sở Huawei
Donald Trump
Trung Quốc
Mỹ
Huawei
Thâm Quyến
Đông Hoản
văn phòng Huawei
nghiên cứu và phát triển
Trung Quốc
cáo buộc gián điệp
mạng 5G
nhân viên Huawei
làm việc tại Huawei