Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong căn cứ không quân nổi sắp đến Việt Nam

Tàu sân bay USS Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại cùng thủy thủ đoàn gần 6.000 người được ví như một căn cứ không quân di động trên biển.

Sức mạnh của siêu tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson Từ boong chiếc tàu sân bay USS Carl Vinson, thi thể Osama bin Laden đã bị thả xuống biển. Chiếc tàu này cũng đã từng tham chiến Desert Strike 1996, chiến dịch Tự do Iraq 2003.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 1
Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70), soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG-1) cùng các tàu hộ tống sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5-9/3. CVN-70 có chiều dài tới 333 m, rộng lớn nhất 77 m, lượng choán nước tiêu chuẩn 100.000 tấn. 
Tau san bay My tham Viet Nam anh 2
Carl Vinson mang theo 90 máy bay các loại. Tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân di động. Điều này cho phép Hải quân Mỹ triển khai sức mạnh ở bất kỳ đâu trên biển mà không bị giới hạn về địa lý. 
Tau san bay My tham Viet Nam anh 3
Cỗ máy chiến tranh khổng lồ này cần đến gần 6.000 người để vận hành, gồm 2.480 nhân viên hàng không và phi công, 3.200 thủy thủ đoàn. Mỗi người đều có vai trò cụ thể và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của chỉ huy các cấp, đảm bảo cho cỗ máy chiến tranh hoạt động trơn tru trong mọi tình huống.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 4
Các thủy thủ tranh thủ ăn nhanh trong một đợt triển khai chiến đấu ở Vịnh Arab. Những người trên mặt boong phần lớn là nhân viên hàng không chịu trách nhiệm điều phối hoạt động cất hạ cánh của máy bay. Họ cũng chuẩn bị vũ khí, nạp nhiên liệu, kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo cho máy bay luôn sẵn sàng chiến đấu.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 5
Một nữ nhân viên kỹ thuật đang làm vệ sinh khoang động cơ cho tiêm kích F/A-18E Super Hornet. Bên dưới boong tàu, công việc cũng rất nhộn nhịp. Khu vực này là nhà chứa máy bay cũng là xưởng sửa chữa nhỏ, bảo trì và bảo dưỡng định kỳ cho các máy bay. 
Tau san bay My tham Viet Nam anh 6
Ảnh các nhân viên đang chuẩn bị bom cho máy bay trong nhiệm vụ không kích ở Syria. Bên cạnh nhà chứa máy bay là kho vũ khí nơi các kỹ thuật viên sẽ lắp ngòi nổ thiết bị dẫn đường để biến những quả bom thông thường thành bom thông minh JDAM. 
Mô hình chuẩn của một đội tàu sân bay Mỹ Đội tàu sân bay của Mỹ gồm tàu sân bay giữ vai trò điều phối hoạt động tác chiến, tuần dương hạm, tàu khu trục, tàu ngầm hạt nhân và các tàu hậu cần.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 7
Mỗi thành viên trên tàu đều làm việc rất chăm chỉ. Vai trò của họ có thể nhỏ bé so với chiến hạm khổng lồ. Tuy nhiên, nếu họ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoạt động của toàn bộ tàu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 8
Tuy vậy, cuộc sống trên tàu sân bay Carl Vinson không phải lúc nào cũng chỉ có sắt thép và vũ khí. Ngôi sao nhạc đồng quê Tyler Farr biểu diễn cho thủy thủ đoàn trong nhà chứa máy bay của tàu trên Vịnh Arab vào năm 2014. 
Tau san bay My tham Viet Nam anh 9
Tàu có phòng tập gym giúp thủy thủ đoàn duy trì thể lực cho những chuyến làm nhiệm vụ dài ngày trên biển. 
Tau san bay My tham Viet Nam anh 10
Những bữa tiệc nướng ngoài trời thịnh soạn giúp thủy thủ đoàn thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Hải quân Mỹ ưu ái cho thủy thủ trên các tàu chiến tiêu chuẩn thực phẩm rất cao nhằm đảm bảo sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 11
Cung cấp thực phẩm cho gần 6.000 người trên tàu là một thách thức không nhỏ cho bộ phận hậu cần. Tuy vậy, với ê kíp làm việc chuyên nghiệp, thủy thủ đoàn trên tàu không bao giờ phải phiền lòng vì vấn đề ăn uống, giúp họ chuyên tâm vào nhiệm vụ. 
Tau san bay My tham Viet Nam anh 12
Trên tàu có hẳn một bệnh viện với đầy đủ trang thiết bị. Các bác sĩ có thể thực hiện những ca phẫu thuật ngay trên tàu. Tàu còn có phòng khám nha khoa có thể tiếp nhận 50-60 bệnh nhân mỗi ngày.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 13
Hàng nghìn người tập trung trên boong tàu Carl Vinson xem máy bay E-2C biểu diễn trong chuyến hải trình "hổ". Đây là một hoạt động cho phép người thân của thủy thủ đoàn trải nghiệm cuộc sống trên tàu sân bay.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 14
Nữ nhân viên hàng không đang chuyển tiếp chỉ thị từ cấp trên trong chuyến diễn tập ở Vịnh Arab. Tàu sân bay là cỗ máy chiến đấu khổng lồ và tinh vi. Khối lượng công việc dành cho mỗi thành viên trên tàu là rất lớn. Mỗi thủy thủ trước khi nhận nhiệm vụ trên tàu phải trải qua quá trình đào tạo rất khắt khe.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 15
Thoáng ưu tư của một nhân viên hàng không giữa những lần máy bay cất cánh. Thủy thủ này quấn trên người các dây xích dùng để cố định máy bay trên boong tàu.
Tau san bay My tham Viet Nam anh 16
Tàu sân bay USS Carl Vinson nói riêng và lớp Nimitz nói chung không chỉ là cỗ máy chiến tranh khổng lồ, mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của nước Mỹ. Không một quốc gia nào khác trên thế giới có được những chiến hạm khổng lồ như vậy.
F/A-18 E/F Super Hornet: Cốt lõi sức mạnh tàu sân bay Mỹ Tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet với khả năng tấn công mạnh mẽ là cốt lõi tạo nên sức mạnh không đối thủ cho các tàu sân bay Mỹ trên khắp các đại dương.

'Siêu đội hình' của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ

Nhóm tác chiến tàu sân bay là tập hợp các chiến hạm với khả năng công thủ toàn diện lấy hàng không mẫu hạm làm nòng cốt và có thể chiến đấu ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.

Trung Hiếu

(Ảnh: Hải quân Mỹ)

Bạn có thể quan tâm