Đại diện UBND tỉnh Bình Thuận chia sẻ: “Dự án đường Hàm Kiệm - Tiến Thành, nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây xuống đường biển quốc gia ĐT.719B chạy song song với đường ĐT719 hiện hữu sẽ mở ra động lực phát triển kinh tế phía nam của tỉnh”.
1.000 tỷ đồng làm đường mới
Theo Sở GTVT Bình Thuận, đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sau khi dẫn xuống QL1, sẽ nối với đường Hàm Kiệm - Tiến Thành dẫn xuống ven biển. Con đường này dài khoảng 10,2 km, rộng nền đường 37 m đến điểm kết nối với đường ĐT.719B tại Tiến Thành (Phan Thiết) thì chấm dứt. Riêng đường ĐT719B chạy song hành với đường ĐT719 hiện hữu ven biển.
Hai con đường sẽ giao nhau ở khu vực Hòn Lan (Hàm Thuận Nam) gần mũi Kê Gà. Lúc này, hai con lộ sẽ tiếp tục song hành, và đường mới ĐT.719B sẽ chạy vòng xuống ven biển, rồi cả hai con đường cùng nối với thị xã La Gi và QL55 đi Vũng Tàu.
Tổng vốn đầu tư của đường Hàm Kiệm - Tiến Thành hơn 460 tỷ đồng. Riêng làm mới đường ĐT.719B gần 1.000 tỷ đồng, và nâng cấp, mở rộng 32 km đường ĐT719 hiện hữu khoảng 600 tỷ đồng. Qua đó cho thấy, Bình Thuận đang rất kỳ vọng về sự khởi sắc của khu vực biển Kê Gà, Tân Thành.
Theo quy hoạch hạ tầng giao thông mới, các tuyến đường đều dẫn về Kê Gà. |
“Các trục đường chính, kết cấu hạ tầng giao thông nối cao tốc, QL1 xuống biển sẽ tạo ra sức hút phát triển du lịch chuỗi đô thị ven biển ở đây, với quỹ đất, không gian mở lớn. Các con đường đều nối QL55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu, đến sân bay Long Thành ở phía nam, phía bắc sẽ kết nối với cảng hàng không Phan Thiết”, đại diện UBND Bình Thuận chia sẻ.
Ngoài các tuyến đường nêu trên, còn có ba tuyến đường khác hiện hữu rất quan trọng, đều kết nối về Kê Gà, là đường Hàm Minh - Thuận Quý; đường Tà Cú - Tân Thuận; và đường từ ngã ba 46 kết nối Hàm Tân - La Gi.
Cả ba tuyến đường trên đều có điểm đầu là QL1, cùng với các tuyến đường mới sẽ là đòn bẩy đưa vùng đất Kê Gà trở thành điểm đến trong tương lai gần.
Kê Gà - Tân Thành là vùng biển tiềm năng chưa được khai phá. |
Đón nhiều siêu dự án
Nhiều đánh giá cho rằng, hiện nay, hiếm địa phương nào sở hữu bờ biển dài và quỹ đất rộng như bãi biển Thuận Quý - Tân Thành. Do đó, khi hạ tầng giao thông kết nối, tỉnh nên cân nhắc chọn nhà đầu tư có tiềm lực để có thể phát triển đồng bộ, hạn chế tình trạng quy hoạch manh mún, vỡ vụn và đặc biệt bãi biển phải là không gian mở.
Bãi biển Thuận Quý - Tân Thành sở hữu bờ biển dài, quỹ đất rộng, sẵn sàng đón các dự án mang tầm tổ hợp. |
Theo đó, cuối tháng 9, tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Thuận 2019, địa phương đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 11 dự án, với tổng vốn đầu tư trên 23.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, nằm ngay tâm chấn của nhiều quy hoạch vừa được công bố như quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040 của khu vực Kê Gà - Tân Thành, quy hoạch cảng du thuyền quốc tế tại Bình Thuận, và quy hoạch loạt hạ tầng giao thông kết nối với tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chính là tổ hợp du lịch - giải trí - nghỉ dưỡng và thể thao biển Thanh Long Bay, với quy mô lên tới 90 ha, tích hợp 12 phân khu tiện ích được quy hoạch đồng bộ, bài bản, kiến tạo trung tâm thể thao biển chuẩn quốc tế lớn ở Việt Nam.
Dự án được quản lý, vận hành bởi các thương hiệu danh tiếng như: Tập đoàn H2O Sports Hawaii (Mỹ), Wyndham (Mỹ) và Accor (Pháp).
Tổ hợp Thanh Long Bay tọa lạc mặt tiền tâm điểm giao lộ giữa đường nối từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và tuyến đường biển quốc gia. |
Hiện nay, Thanh Long Bay ra mắt thị trường khu The Sound - mô hình nhà phố thương mại biển 2 mặt tiền duy nhất tại Phan Thiết, sở hữu lâu dài, thanh toán đợt đầu tiên chỉ 490 triệu, tương đương 10% giá trị.
Đặc biệt, thời gian thanh toán được kéo dài lên đến 4 năm, chỉ 1,5%/3 tháng, và ngân hàng cam kết cho vay 70%/25 năm. Ngoài ra, chủ đầu tư còn áp dụng chính sách hỗ trợ kinh doanh khi cam kết thuê lại trong 2 năm đầu, tương đương 12% tổng giá trị sản phẩm.