TP HCM thu hút vốn đầu tư lớn từ các ông lớn công nghệ như Samsung, Intel. Ảnh: Getty Images. |
Binh Tran là đồng sáng lập của Klout – công ty được bán với giá 200 triệu USD năm 2014. Người còn lại là Eddie Thai, trẻ tuổi hơn, tốt nghiệp 2 trường đại học Harvard và Yale. Hai nhân vật này quyết định thành lập một quỹ đầu tư cách rất xa thung lũng Silicon, nơi có sự hiện hiện của những Google, Facebook hay Apple.
Thay vào đó, 500 Startups được đặt tại TP HCM.
“Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới 20 năm qua”, Eddie Thai cho hay. “10 năm trước, chỉ có 4 triệu người dùng Internet. Con số đó bây giờ là 40 triệu. 10 năm trước, smartphone gần như không tồn tại ở nơi này. Hiện tại, nơi đây có 30 triệu người dùng smartphone”.
Eddie Thai (trái) và Binh Tran tin rằng ngành công nghệ Việt Nam có tương lai tươi sáng. |
Sài Gòn – thành phố Silicon
Nhiều người tin rằng Việt Nam sẽ trở thành thung lũng Silicon tiếp theo. “Nếu bạn ở đây 6 hoặc 7 tháng trước, nó chỉ là một cách đồng lúa”, Hieu Minh Nguyen chỉ vào một vùng đất bụi bặm cách 15 phút lái xe từ trung tâm TP HCM. “6 tháng nữa, bạn sẽ thấy một Sài Gòn Silicon ngay tại đây. Chúng tôi sẽ xây các tòa cao ốc, học theo bờ sông sẽ là một công viên, sân golf, sân tennis và nhiều loại hình giải trí khác”.
Mục tiêu tạo ra thung lũng Silicon tiếp theo là một tham vọng. Tuy nhiên, Hieu – nhà đầu tư mang 2 dòng máu Việt Nam và Mỹ, cũng là chủ đầu tư của dự án - tin vào điều đó.
Dự án thung lũng Silicon Sài Gòn có thể thu hút 1,5 tỷ USD vốn đầu tư. |
Chia sẻ về cách chọn địa chỉ để đầu tư, Eddy Thai và Binh Tran cho biết, họ tìm kiếm các công ty có thể tạo ra khác biệt. “Tôi không thích những gì quá xu hướng. Tôi thích những hình khối cơ bản, những công nghệ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn”.
“Chúng tôi sẽ tìm kiếm những VNG tiếp theo”, ông Eddy Thai chia sẻ, ám chỉ tới câu chuyện thành công của hãng công nghệ lớn nhất Việt Nam – công ty sáng tạo game, ứng dụng chat, thương mại điện tử trị giá 1 tỷ USD (năm 2014).
Eddy Thai và Binh Tran chọn đầu tư ở Việt Nam không chỉ vì vấn đề kinh tế. “Gia đình tôi không ở đây. Tất cả mọi người đều ở Mỹ. Do đó, có thể quay lại đây, tìm hiểu cội nguồn của mình đồng thời trở thành một phần cho sự phát triển của Việt Nam là một cơ hội tôi cần phải nắm lấy”.
Với Eddie Thai, máu doanh nhân của anh đến từ truyền thống gia đình. Anh tự hào kể chuyện về ông nội mình – một lão nông chính hiệu từng tiết kiệm tiền đề mua bò, sau đó tho thuê lại kiếm tiền. “Nó giống như một dạng Uber vậy”, anh vừa cười vừa nói.
Cha mẹ anh sang Mỹ với đôi bàn tay trắng nhưng gây dựng được một nhà hàng. Anh từng về Việt Nam khi còn nhỏ. “Tôi thấy được Việt Nam thay đổi ra sao trong lần quay lại này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn con đường dài phía trước. Tôi thấy, mình cần phải làm gì đó để truyền cảm hứng cho những người khác”.
Đó cũng là suy nghĩ của Quynh Huong Duong – doanh nhân người Pháp đứng sau dự án GetSpaces – đơn vị chuyên nhận đặt phòng họp và không gian tổ chức sự kiện tại TP HCM. Cô về Việt Nam 2 năm trước.
Quynh Huong Duong chuyển từ Pháp sang Việt Nam sinh sống 2 năm trước. |
“Tôi muốn làm gì đó cho Việt Nam”, Huong cho biết. “Ở đây có những con người mang đầu óc kinh doanh. Nó khác với tư duy của người Pháp. Người Pháp khá bảo thủ, còn người ở đây giống với nước Mỹ, dạng như ‘chắc chắn, tôi có thể’”.
Những người hùng trong nước
Tất nhiên, viễn cảnh một thành phố công nghệ cao giống thung lũng Silion không đến từ sự háo hức của những người con xa nhà.
Năm 2004, doanh nhân người Việt Nam Đinh Anh Huân cùng một số người sáng lập ra chuỗi hệ thống bán lẻ điện thoại Thegioididong.com. Năm ngoái, công ty này chính thức lên sàn, định giá khoảng 250 triệu USD.
“Tôi nhận được khoảng 30 triệu USD”, ông Huân chia sẻ. “Tôi đầu tư vào 20 công ty tại Việt Nam. Vấn đề không phải là tiền bạc. Tầm nhìn của tôi là tạo ra các sản phẩm Việt Nam có thể xuất khẩu ra nước ngoài”. Những sản phẩm này trải rộng từ lĩnh vực nông nghiệp như chè, cà phê, dâu tây, cho đến chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé, trang web thời trang hay thương mại điện tử.
Đinh Anh Huân muốn tạo ra các sản phẩm Việt xuất khẩu ra nước ngoài. Ảnh: Seedcom. |
Tuy nhiên, đối tượng chính ông nhắm đến là hàng triệu doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam. Công ty của ông cung cấp giải pháp xây dựng website, bán phần mềm, marketing kỹ thuật số, dịch vụ hỗ trợ khách hàng và logistics.
CEO Google Sundar Pichai thăm Việt Nam vào tháng 12/2015, cho biết công cụ tìm kiếm khổng lồ của họ giúp đào tạo khoảng 1.400 kỹ sư CNTT tại địa phương. Ông cho biết Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của Google. “Việt Nam có thể nằm trong top 10 thị trường hàng đầu cho nhiều công ty phát triển sản phẩm. Tôi nghĩ các bạn đang trong quá trình chuyển đổi”. Pichai cho biết. “Việc chuyển đổi đang diễn ra, vấn đề là chúng ta cần một chút thời gian”.