Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báu vật vô giá mang họa tiết rồng, phượng triều nhà Nguyễn

Lần đầu tiên, người dân và du khách tham quan di sản Huế được chiêm ngưỡng những báu vật vô giá về rồng, phượng trên bảo vật triều Nguyễn.

Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 1
Triển lãm "Rồng - phượng trên bảo vật triều Nguyễn" trưng bày và giới thiệu hơn 80 hiện vật, là những vật dụng trong đời sống sinh hoạt, lễ nghi cung đình triều Nguyễn, được làm từ các chất liệu quý hiếm như vàng, bạc, đá quý, ngọc, đồi mồi…
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 2
Trong đó, các bảo vật này được chia thành 4 nhóm, gồm hiện vật biểu trưng quyền lực với các kim ấn, ngọc tỉ, bảo kiếm, kim sách; đồ thờ tự và nghi lễ như đài thờ, đỉnh trầm, chân đèn; văn phòng tứ bảo, gồm: nghiên mực, quản bút, hộp son; đồ sinh hoạt là bát, đĩa, đồ uống trà.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 3
Ấn tín bằng vàng được dùng dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945). Hiện những ấn tín này đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Quốc gia.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 4
Hộp đựng trầu dùng trong sinh hoạt của vua nhà Nguyễn được chế tác từ vàng với nhiều hoa văn, họa tiết rồng phượng tinh xảo.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 5
Quả cầu Cửu Long sơn son thếp vàng được trưng bày tại triển lãm. Chỉ là hình ảnh phục dựng, nhưng quả cầu thu hút sự chú ý của nhiều du khách bởi vẽ đẹp và hoa văn chế tác rồng rất tinh xảo.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 6
Cũng tại buổi triển lãm, bên cạnh những kim ấn bằng vàng là an tín hình rồng bằng ngọc. Đây là những ấn tín được chạm khắc tinh xảo dành cho giới quân chủ triều đình nhà Nguyễn xưa.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 7
Chén trà bằng ngọc được dùng trong sinh hoạt thường nhật của triều đình nhà Nguyễn.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 8
Đài thờ được làm từ vàng và pha lê (thời Minh Mạng 1839). Đây là vật dựng lễ phẩm trong nghi lễ cung đình.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 9
Kim sách bằng vàng được chạm trổ hoa văn, họa tiết rồng - phượng một cách tinh xảo - một trong những bảo vật quý dưới thời nhà Nguyễn vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Quốc gia.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 10
Thanh kiếm của vua quan triều Nguyễn (niên đại 1802-1945) được chế tác từ vàng, ngọc, đồi mồi và thép.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 11
Chiếc mũ thượng triều làm bằng vàng, ngọc, san hô, đá quý.
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 12
Ấn "Hoan phụng ngũ đại đồng đường nhất thống Thiệu Trị chi bảo", chất liệu ngà. Niên hiệu Thiệu Trị thứ 6-7 (1846-1847), vua Thiệu Trị cho làm bảo ấn này nhân dịp hoàng gia có thêm thành viên thế hệ thứ 5 trong một gia đình (tính từ Thái hoàng Thái hậu Thuận Thiên - chính cung của Hoàng đế Gia Long đến người cháu thứ 5 vừa được sinh hạ).
Bao vat rong phuong trieu Nguyen anh 13
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, cho biết dưới thời Nguyễn, các tác phẩm nghệ thuật gắn liền với hình tượng rồng được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau, như vàng, bạc, ngọc, ngà. Trong đó, nổi bật và quý hiếm chính là trên chất liệu vàng bạc, hình rồng được điêu khắc tinh xảo trên những chiếc ấn báu của hoàng gia và những chiếc bình phong, trấn phong vô giá. Hình rồng được tạc thành núm ấn với nhiều kiểu dáng như uốn khúc tư thế chầu, ngồi xổm, nằm sấp, nằm ngửa.

Khu lăng mộ chung của 3 vị vua triều Nguyễn

An Lăng là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 triều đại nhà Nguyễn. Thi hài vua Thành Thái và vua Duy Tân cũng được con cháu đưa về chôn cất tại đây.

Điền Quang - Đắc Đức

Bạn có thể quan tâm