Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bầu cử tổng thống Mỹ trước nguy cơ bị hack

Bên cạnh những mặt tích cực, công nghệ đang trở thành mối đe dọa với cuộc bầu cử tổng thống đang đến giai đoạn nước rút ở nước Mỹ.

Tháng 3, email cá nhân của John Pedesta - cựu nhân viên nhà trắng, người đứng đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống 2016 của bà Hillary Clinton đã bị kiểm soát bởi Fancy Bear - nhóm hacker tới từ Nga. Giấc mơ công nghệ lúc này trở thành cơn ác mộng không chỉ ám ảnh các chính trị gia mà còn gây hoang mang cho tất cả người dân.

bau cu tong thong my da bi hack anh 1
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 đang bước vào giai đoạn nước rút. Ảnh: Mary Altaffer/AP

 

8 năm trước, một thượng nghị sĩ ở bang Illinois, Mỹ đã khôn khéo sử dụng truyền thông xã hội như phương tiện đắc lực để vận động cử tri nhằm giành chiến thắng trước các đối thủ đảng đối lập.

Đội ngũ vận động tranh cử của Tổng thống Obama cũng được các chuyên gia hết lời khen ngợi khi biết sử dụng công nghệ để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Nhà báo, nhà văn nổi tiếng David Carr đã có phân tích trên tờ New York Times như sau:

“Cách thức tranh cử của ông Obama mặc dù không mới nhưng đã vận dụng thành công các ứng dụng mạng xã hội để tổ chức các phong trào gây quỹ, chống lại chiến dịch bôi nhọ của đối thủ và nhận được sự đồng tình từ phía người dân”.

Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau, công nghệ hiện đại và phương tiện truyền thông xã hội đã và đang biến tướng, trở thành vũ khí chiến tranh của các nước lớn.

Tại sao công nghệ trở thành mối đe dọa?

Hai ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ là ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đã sử dụng tài khoản Twitter như một diễn đàn mở để phát đi những lời công kích về phía đối thủ (bên cạnh việc quảng bá chiến dịch tranh cử). Đội ngũ những người ủng hộ cũng sẵn sàng lao vào cuộc tranh luận để bảo vệ ứng viên của đảng mình. Điều này dẫn đến sự cãi vã vô bổ, không cần thiết.

Cả hai ứng viên đều cố gắng hoạt động tối đa năng suất để tranh thủ số phiếu bầu trong giai đoạn nước rút này. Tuy nhiên, khác với các mùa trước khi tập trung vào chiến dịch 24 giờ/ngày, các hoạt động của mùa bầu cử năm 2016 chủ yếu diễn ra trên mạng.

Cụ thể, thứ ba vừa qua, Slate - chuyên trang online về chính trị và văn hóa của Mỹ đã đăng tải bài viết chi tiết về việc tỷ phú Donald Trump có sự móc nối với các ngân hàng Nga. Để minh chứng cho điều này, tờ tạp chí dẫn lời các chuyên gia giấu tên trích xuất bản ghi DNS cho thấy lưu lượng Internet bất thường giữa một máy chủ đặt tại trụ sở chính của ông Trump ở Manhattan và ngân hàng Alfa Bank ở Nga.

Tại các buổi tranh luận cũng như trong suốt chiến dịch, ông Trump liên tục lên tiếng ca ngợi cũng như bênh vực Tổng thống Nga Vladimir Putin. Điều này là lý do dẫn đến những cáo buộc nghiêm trọng tiếp đó. Sau khi bị tờ Slate vạch trần, Donald Trump một mực phủ nhận toàn bộ câu chuyện.

Về phía bà Hillary Clinton, mặc dù rất muốn tham gia chỉ trích đối thủ, cựu phu nhân Tổng thống Mỹ còn đang bận rộn với sự cố để lộ thông tin email của nhân viên cấp dưới trên Wikileaks.

bau cu tong thong my da bi hack anh 2
John Pedesta phát biểu trước báo giới tại tư gia của bà Clinton tại Washington.  Ảnh: Andrew Harnik/ AP.

 

Từng có thời điểm, bà Clinton không chỉ vượt qua được sự cố Wikileaks mà còn đáp trả thành công trước chiến dịch bôi nhọn của Trump. Tuy nhiên, vào phút chót, Giám đốc FBI - James Comey bất ngờ mở lại cuộc điều tra kín email cá nhân của ứng viên Đảng Dân chủ do những thông tin đáng ngờ phát hiện từ máy tính của Anthony Weiner. Người này là chồng của Huma Abedin - Phó chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Sau khi sự cố xảy ra, tình thế dường như có sự đảo ngược khi cuộc thăm dò quốc gia ABC mới nhất cho biết ông Trump đã vươn lên dẫn trước.

Những mối đe dọa tiềm ẩn liền kề

Qua sự cố của bà Clinton, hiếm có một phương thức truyền tải thông tin nào bị chỉ trích nhiều như email. Nền tảng giao tiếp số này có lịch sử phát triển hơn 40 năm, đã trở thành công cụ hữu ích, có mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Thế nhưng quan chức chính phủ và các chính trị gia dường như chưa nhận thức hết được những mối đe dọa tiềm tàng khi liên lạc bằng phương thức này. Thông tin vẫn có khả năng bị rò rỉ và lợi dụng bởi kẻ xấu ngoài mong muốn.

Trong cuộc tranh cử tổng thống 8 năm trước, khi truyền thông xã hội mới phát triển những bước đầu tiên, một số người đã gióng lên hồi chuông báo động.

Nhóm người này có tên gọi Security Alliance Internet (SAI) , đã gửi thư mừng thắng lợi của ông Obama, đồng thời đưa ra kiến nghị về các chính sách thắt chặt an ninh mạng.

Những người đứng đầu SAI tuyên bố: “An ninh mạng giờ đây không còn bó hẹp trong những vụ đột nhập trang web trường trung học mà đã phát triển, trở thành căn cứ ảo của bọn khủng bố, tội phạm có tổ chức, lớn hơn là các quốc gia thù địch”.

Một số chuyên gia trong đó có CEO, thành viên sáng lập Cybersecurity Ventures - Steve Morgan bày tỏ lo ngại:

“Hiện các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn còn thờ ơ trước các diễn biến bất thường và có phần nghiêm trọng của an ninh mạng thế giới. Hy vọng giới nhà báo nói riêng và mọi người nói chung sẽ nâng cao ý thức cảnh giác về những vấn đề này hơn nữa”.

Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama đã kết thúc, song cả Trumps và bà Clinton vẫn chưa thực sự sẵn sàng để giải quyết vấn đề chiến tranh mạng. Công nghệ hiện nay không còn vô hại như mục đích ban đầu mà đã trở thành một trong những vũ khí chiến lược của các cá nhân và tổ chức tham vọng. Mong rằng sắp tới nước Mỹ sẽ có một Tổng thống đủ sáng suốt để bảo vệ quốc gia khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.

Minh Minh

Bạn có thể quan tâm