Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bầu cử thượng viện Nhật: trưng cầu dân ý với Abenomics

Ngày 10/7, cử tri Nhật bỏ phiếu bầu ra một nửa nghị sĩ mới ở Thượng viện, được xem như cuộc trưng cầu dân ý về chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe và mở đường cải cách hiến pháp.

Những lá phiếu của người dân sẽ chọn ra một nửa trong số 242 ghế tại Thượng viện. Cuộc bầu cử được dự đoán không tạo nên kết quả bất ngờ, khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Shinzo Abe kỳ vọng giành thắng lợi với nhiều ghế hơn, để có thể chiếm 2/3 ghế tại Thượng viện.

Cuộc bầu cử lần này được xem như lần trưng cầu dân ý đối với chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe (hay còn gọi là Abenomics, về nới lỏng tiền tệ, tăng chi tiêu và những cải cách khác) và quyết định hoãn kế hoạch tăng thuế bán hàng.

Nhat Ban bau cu thuong vien anh 1
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp xúc cử tri. Ảnh: AFLO

Theo AFP, cuộc khảo sát hồi tuần trước cho thấy 41% ý kiến không đồng tình với những chính sách kinh tế của ông Abe, nhưng họ vẫn ủng hộ đảng LDP.

Thủ tướng Abe nhiều lần nhấn mạnh rằng chương trình Abenomics thúc đẩy tăng trưởng vẫn chưa hoàn thành, và người dân cần kiên nhẫn chờ đợi kết quả.

"Cũng như những lần bầu cử trước, cử tri sẽ ủng hộ chính quyền Abe một cách bị động, do họ không còn lựa chọn nào khác", giáo sư Koji Nakahita tại Đại học Hitotsubashi nhận định.

Một yếu tố đáng chú ý trong cuộc bầu cử là khả năng xem xét lại, sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản xây dựng sau Thế chiến 2. Nội dung được xem xét là Điều 9 của hiến pháp, nhằm cho phép Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được hỗ trợ đồng minh tham chiến ở nước ngoài. Nếu giành được 2/3 ghế tại Thượng viện nghĩa là đảng LDP của ông và phe liên minh sẽ rộng đường hơn trong việc cải cách hiến pháp.

Trong các cuộc thăm dò, phần lớn cử tri không đồng ý với việc sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm an ninh của ông Abe, do lo ngại tình hình khủng bố ngày càng gia tăng, cũng như những hoạt động quân sự của Triều Tiên và Trung Quốc ở khu vực biển Hoa Đông.

Thị trường tài chính lo ngại rằng việc sửa đổi hiến pháp sẽ khiến ông Abe bị xao nhãng khỏi ưu tiên chính là khôi phục nền kinh tế. "Thị trường muốn khẳng định quyền lực của ông Abe, nhưng họ muốn ông sử dụng quyền lực này vào các vấn đề kinh tế trước tiên, chứ không phải cải cách hiến pháp", Jesper Koll, giám đốc một quỹ đầu tư ở Nhật Bản nói.

Nhật Bản cam kết đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược với VN

Ngoại trưởng Fumio Kishida khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua nguồn vốn ODA và làm sâu rộng quan hệ đối tác chiến lược hai nước.


Minh Anh

Bạn có thể quan tâm