Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Barca và Messi ở thế tiến thoái lưỡng nan

Tương lai của Lionel Messi tại Barca vẫn chưa có gì chắc chắn ở thời điểm hiện tại.

Bình luận

Lionel Messi anh 1

Các CĐV Barca phấn khích với tin tức hôm 14/7 rằng Messi đồng ý cắt giảm 50% lương để ký hợp đồng mới có thời hạn 5 năm, cho phép anh ở lại sân Nou Camp đến năm 39 tuổi. Nhưng chừng nào chưa có bức hình Leo bắt tay chủ tịch Joan Laporta khi ký hợp đồng thì mối lo của các CĐV Barca còn đấy.

Thật ra, Messi vẫn chưa là cầu thủ chính thức của Barca cho mùa bóng tới.

Quy định chặt chẽ

Messi cũng như các cầu thủ mà Barca mới đưa về mùa hè này Sergio Aguero, Eric Garcia, Emerson Royale, Memphis Depay, đang ở tình trạng lấp lửng. Họ chưa được ban tổ chức giải La Liga cho phép đăng ký thi đấu. Chỉ khi đại diện xứ Catalonia chứng minh họ đủ điều kiện tài chính để bước vào giải, Leo và những tân binh nói trên mọi được ra sân.

Mùa giải 2021/22, tổng chi phí của Barca chỉ được phép ở mức 160 triệu euro, chỉ bằng 1/4 so với mỗi mùa giải trong vài năm gần đây. Đây là hậu quả của việc quản lý sai lầm từ thời cựu chủ Josep Maria Bartomeu. Cuối năm ngoái, ông này ra đi, để lại món nợ nần chất đống 1,3 tỉ euro cho Barca.

Giải La Liga bắt đầu thành lập ban kiểm soát tài chính từ năm 2013, gồm các chuyên gia nhằm phân tích tình hình tài chính các CLB thuộc hai hạng đấu Primera và Segunda, thiết lập tổng chi phí mỗi CLB được sử dụng trong mỗi mùa bóng.

Tổng chi phí của một CLB là số tiền CLB mua và trả lương cho các cầu thủ, HLV, trợ lý HLV, chuyên gia thể lực của đội 1 cũng như đội dự bị, học viện.

CLB có thể chọn cách chia các khoản tiền mua và trả lương cầu thủ ra làm các kỳ, trả dần theo từng giai đoạn. Ví dụ, mua một cầu thủ 50 triệu euro từ đội khác, trả dần mỗi năm 10 triệu euro, miễn là làm sao không được vượt qua con số tổng chi phí được ấn định.

Mức tổng chi phí được La Liga ấn định cho từng CLB dựa vào các dữ liệu tài chính họ gửi lên La Liga trước khi kỳ chuyển nhượng cầu thủ mùa hè bắt đầu. Quy định này của La Liga khá giống với quy định “Công bằng tài chính” của UEFA, cho phép các CLB chi tiêu trong giới hạn số tiền họ kiếm ra.

Quy định của La Liga không cho phép các ông chủ siêu giàu tìm cách bơm tiền vào bóng đá, một việc có thể dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững, bất ổn, khủng hoảng nếu đột nhiên họ rút ra.

Điểm khác lớn nhất của La Liga với UEFA là: UEFA thì chỉ kiểm tra các khoản chi trong các mùa đã qua. Nếu CLB nào vi phạm thì phạt, tức là hậu kiểm.

Còn La Liga thì tiên kiểm, kiểm tra và ấn định trước con các số cho mùa giải kế tiếp. La Liga có một hệ thống phần mềm “La Liga Manager”, mỗi khi CLB cần mua cầu thủ, họ có thể vào hệ thống để xem số tiền khả chi của họ thế nào.

Từ hệ thống “La Liga Manager”, Barca mới biết rằng tổng chi phí cho việc mua và trả lương cầu thủ của họ ở mùa tới chỉ ở mức 160 triệu euro. Đó là sau khi ban lãnh đạo của ông Laporta "chạy đôn chạy đáo đi" vay được khoản 525 triệu euro tiền đảm bảo từ công ty tài chính AGM.

Lionel Messi anh 2

Messi chưa chắc sẽ chơi cho Barca mùa tới. Ảnh: Reuters.

Không có ân huệ nào cho Barca

Mùa bóng 2019/20, Barca chi lương cao nhất La Liga, ở mức 671 triệu euro. Mùa trước, họ chi lương ở mức 347 triệu euro, sau khi cho ra đi một số cầu thủ được CĐV Barca ưa thích như Luis Suarez. Hai năm nay lại dính dịch Covid-19, khiến mức thu giảm nữa.

Theo các điều khoản trả dần tiền mua cầu thủ, mùa này, ban lãnh đạo mới sẽ phải trả tiền cho những khoản đầu tư mà CLB thực hiện vài năm trước. Riêng khoản này đã lên tới 144 triệu euro, bao gồm trả tiền mua Philippe Coutinho 20 triệu euro, Antoine Griezmann 27 triệu euro, Ousmane Dembele 24 triệu euro…

4 cầu thủ Aguero, Garcia, Depay, Emerson mới đến Barca mùa hè này theo dạng chuyển nhượng tự do. Tình cảnh hiện tại chỉ cho phép CLB chiêu mộ những cầu thủ "0 đồng". Georginio Wijnaldum cũng định đến Nou Camp ,nhưng nhìn tình hình Barca bi đát quá, anh chuyển hướng tới PSG.

Hiện tại, 4 tân binh của Barc đã đặt bút ký hợp đồng, còn Messi thì chưa. Cha của Messi, ông Jorge nhận thức khá rõ tình hình bấp bênh hiện tại của CLB.

Nếu mọi việc không tiến triển tốt, Messi có thể thương lượng với hai CLB theo đuổi anh bấy lâu nay là PSG và Manchester City.

Thêm nữa, cắt 50% chỉ là một thỏa thuận miệng, chắc chắn còn những điều khoản phụ khác như là thủ thuật tài chính để Messi có lương tốt hơn trong các mùa bóng tới, khi Barca vượt qua cơn nguy biến này.

Phía Barca tiếp cận với chủ tịch giải La Liga, ông Javier Tebas, để tìm cách miễn trừ một số quy định về tài chính, đặc biệt là trong trường hợp Messi. Bởi lẽ, Leo đóng góp 17 mùa bóng cho Liga và vẫn còn là gương mặt giúp giải đấu cao nhất Tây Ban Nha thu hút khán giả toàn cầu trong các năm tới.

Nhưng Tebas lạnh lùng từ chối: “Chúng tôi vui nếu Messi ở lại. Nhưng việc ở lại của Messi không phải việc của tôi. Barca phải giải quyết các vấn đề tài chính của họ để họ có thể tái ký với Messi”.

Lionel Messi anh 3

Chủ tịch Laporta của Barca đối mặt bộn bề khó khăn. Ảnh: Reuters.

Dọn dẹp đội hình trong chưa đầy 1 tháng

Barca phải khẩn trương “dọn dẹp” nhân sự. Bán các cầu thủ trẻ là một cách. Junior Firpo sang Leeds, Jean Clair Todibo tới Nice, Konra de la Fuente cập bến Marseille, Carles Alena gia nhập Betis. Francisco Trincao được đem đi cho Wolves mượn. Số này mới được 28,5 triệu euro chuyển nhượng và cắt thêm được vài triệu euro tiền lương, con số quá ít ỏi.

Tiếp theo, họ sẽ "thanh lý" những cầu thủ khác, như thủ môn Neto, Ruqui Puig, Clement Lenglet, Martin Braithwaite. Vấn đề là bán các cầu thủ sẵn sàng chia tay với CLB thường không thu được nhiều tiền.

Barca cũng muốn tống khứ một số cầu thủ đóng góp ít mà lương cao. Họ thông báo cho phép Samuel Umtiti và Miralem Pjanic được chuyển nhượng tự do.

Ở Barca, lương những cầu thủ trên rất cao. Vì vậy, chắ chắn CLB khác sẽ không đáp ứng được. Liệu Umtiti hay Pjanic muốn cắt lương, để tìm bến đỗ mới hay cố gắng "nán lại" Barca tiếp tục với khoản lương cao?

Hợp đồng với Umtiti còn 2 năm nữa, còn Pjanic tận 3 năm. Nếu thương lượng, đền bù không khéo, các bên có thể phải dắt nhau ra tòa.

Hợp đồng đổi chác cầu thủ giữa Pjanic và tiền vệ Arthur Melo năm 2020, trong đó Pjanic được định giá đến 65 triệu euro là một trong những thủ thuật tài chính điên rồ, để làm đẹp bản báo cáo tài chính của ban lãnh đạo cũ. Và ban lãnh đạo mới của ông Laporta đang phải trả giá.

Một cầu thủ cũng trong tình cảnh tương tự là Matheus Fernandes, được mua về 10 triệu euro nhưng chỉ đá 17 phút trong 18 tháng ở CLB. Barca nói với Fernandes đã hết hợp đồng, còn cầu thủ này cho rằng CLB sa thải anh ta vô cớ và đang chuẩn bị hồ sơ kiện.

Số phận các “nghị sĩ” Gerard Pique, Sergio Busquets, Jordi Alba sẽ ra sao? Họ đều đồng ý cắt giảm lương để ở lại, còn Sergi Roberto lên đường đến nơi khác theo dạng chuyển nhượng tự do.

Vấn đề lớn nhất của Barca mùa hè này là bán 3 cầu thủ lương cao Griezmann, Coutinho và Dembele. Có vẻ như Griezmann đã thuận với việc trở lại Atletico Madrid, và Saul Niguez sẽ tới Nou Camp như một phần trong bản hợp đồng.

Và ngày 13/8/2021 thì mùa giải mới La Liga khởi tranh, tức còn chưa đầy một tháng nữa.

Khoảnh khắc của Messi và vợ ở sân bay Messi và vợ có khoảnh khắc hạnh phúc khi siêu sao người Argentina trở về quê nhà sau chức vô địch Copa America 2021.

Messi lo lắng khi sân bay bị dọa đánh bom

Kế hoạch rời Argentina của Lionel Messi bị trì hoãn vì một sự cố không đáng có tại sân bay quốc tế Islas Malvinas.

Điều Saka nhận được sau Euro 2020

Người hâm mộ dành cho Bukayo Saka tình cảm và sự ủng hộ rất lớn sau thất bại ở chung kết Euro 2020.

Chính Phong    

Bạn có thể quan tâm