Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảo quản máy bay Boeing giá 375 triệu USD phức tạp như thế nào

Không giống như để một chiếc xe hơi trong bãi đậu, việc bảo quản những phi cơ giá hàng trăm triệu USD như chiếc Boeing 777-300 là cực kỳ phức tạp và tốn kém.

Theo CNET, ông Craig Barton, Giám đốc vận hành kỹ thuật American Airlines, đang đảm nhận nhiệm vụ "đậu xe" phức tạp nhất thế giới. Trong 2 tháng qua, ông vất vả tìm chỗ đậu hàng trăm máy bay của hãng.

Ông Barton phải chịu trách nhiệm với những máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 777-300 giá 375 triệu USD. "Không đơn giản như việc bạn đỗ xe vào garage và để yên hàng tháng liền. Trên thế giới không có chỗ nào đủ lớn để chúng tôi đậu hàng trăm máy bay cùng lúc", ông cho biết.

Do dịch Covid-19 lan rộng, nhu cầu giao thông hàng không lao dốc, các hãng bay buộc phải cắt giảm đáng kể số chuyến. Hãng Cirium ước tính khoảng 17.000 phi cơ - tương đương 2/3 tổng đội bay của các hãng hàng không thương mại toàn cầu - đang được cho nghỉ bay.

may bay dap chieu vi Covid-19 anh 1

Một chiếc máy bay Boeing 737 của hãng Alaska đậu tại sân bay quốc tế Oakland. Ảnh: CNET.

Ông Barton có nhiệm vụ giám sát đội bay 950 chiếc của American Airlines. "Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là tìm một nơi để đậu máy bay cho qua đại dịch. Mỗi chiếc máy bay đều phải được bảo trì liên tục để có thể bay lại lập tức khi cần. Mỗi ngày chúng tôi phải kiểm tra từng chiếc", ông cho biết.

Máy bay của American Airlines - hãng hàng không lớn nhất thế giới - đậu ở nhiều sân bay khắp nước Mỹ như Tulsa, Oklahoma, Pittsburgh, Alabama, Bắc Carolina.

Máy bay phải được kiểm tra mỗi ngày để đảm bảo có thể cất cánh an toàn bất cứ lúc nào được yêu cầu. Khi một chiếc máy bay được chuyển đến sân đậu, thợ máy sẽ kiểm tra bên trong, xả nước và bịt kín động cơ cùng ống pitot để ngăn động vật hoang dã chui vào bên trong.

may bay dap chieu vi Covid-19 anh 2

Hàng nghìn máy bay "đắp chiếu" khiến các hãng hàng không đau đầu tìm chỗ đậu. Ảnh: CNET.

Sau đó, máy bay tiếp tục được kiểm tra động cơ và thử nghiệm các chức năng mỗi 10 ngày/lần. Thợ máy phải khởi động lại động cơ, xoay lốp bánh máy bay, thử các bộ phận phụ trợ, kiểm tra thủy lực, và kiểm tra pin. Đặc biệt các kỹ thuật viên phải đảm bảo pin máy bay Boeing 787 không cạn kiệt vì một lỗi nhỏ cũng dẫn tới chi phí sửa chữa đắt đỏ.

Sau mỗi 30 ngày, máy bay sẽ có trải qua những cuộc kiểm tra kỹ hơn. Nếu máy bay bị "đắp chiếu" cả năm hoặc lâu hơn, các hãng hàng không thường muốn đậu chúng ở sa mạc. Thời tiết khô nóng sẽ hạn chế nguy cơ vỏ máy bay bị ăn mòn.

Ông Barton cho biết hạn chế hết mức độ ẩm trong khoang hành khách là điều rất quan trọng. "Phải làm như vậy để tránh việc khoang hành khách bốc mùi hôi. Đó là điều chúng tôi lo lắng nhất", ông nhấn mạnh.

may bay dap chieu vi Covid-19 anh 3

Các kỹ thuật viên phải kiểm tra máy bay hàng ngày để đảm bảo khả năng hoạt động. Ảnh: Getty Images.

Để kích hoạt máy bay hoạt động trở lại, các kỹ thuật viên cần tới 3 ngày chuẩn bị. Họ sẽ tháo bỏ màn che máy bay, làm sạch hệ thống nước, kiểm tra nhiên liệu, dây chuyền và các danh mục khác. Ông Barton chia sẻ: "Không phải chỉ cần để yên và máy bay có thể bay trở lại bình thường. Mọi thứ cần phải được kiểm tra kĩ lưỡng".

Chi phí đậu mỗi máy bay ở các sân bay sa mạc dao động ở mức 10-14 USD/ngày, rẻ hơn nhiều so với những địa điểm đông đúc như San Francisco. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng định kỳ là rất lớn.

Hàng dài máy bay nằm không trên đường băng vì đại dịch

Andy Luten, nhiếp ảnh gia ở Dallas (Mỹ), ghi lại hình ảnh hàng trăm máy bay đến từ nhiều hãng hàng không đỗ tại 6 sân bay trên khắp vùng tây nam nước Mỹ.

Các hãng hàng không đau đầu ngăn chim làm tổ trên máy bay

Khi hàng loạt phi cơ dừng bay vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hãng hàng không đau đầu tìm bãi đỗ, bảo trì động cơ máy bay và ngăn chim làm tổ.

Bùi Ngọc

Bạn có thể quan tâm