Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng 23/7) bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: NCHMF. |
Hồi 7h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61 km/h), giật cấp 9, di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 5-10 km/h.
Đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; tại Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Ở phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hoá đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cát Bà (Hải Phòng) 276 mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 150 mm.
Lúc 7h, khu vực ven biển của TP Hạ Long, mưa lớn kèm gió mạnh cấp 7 - 8, nhiều cây trên đường bị gãy đổ, gây ách tắc giao thông.
Cây đổ trên đường phố Hạ Long sáng 23/7. |
Nhiều cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố thuộc TP Hạ Long. |
Mưa ngập khu vực chợ Loong Tòong. |
Dù không nằm trong tâm bão, nhưng các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Nam Định mưa từ đêm qua tới sáng nay. Trung tâm khí tượng dự báo, từ sáng 23/7 đến đêm 24/7, Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm.
Chiều và đêm 23/7, Nghệ An đến Quảng Trị, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.