Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo động đỏ của kinh tế châu Âu

Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập Đức, nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Điều này có thể đẩy toàn bộ châu lục vào thế khó.

Theo CNN, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp khó. Điều này có thể giáng đòn vào toàn châu lục.

Theo số liệu được Văn phòng Thống kê Liên bang Đức công bố hôm 1/8, doanh số bán lẻ của Đức đã lao dốc 8,8% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu kể từ năm 1994.

khung hoang nang luong anh 1

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang phủ bóng lên nền kinh tế châu Âu. Ảnh: Reuters.

Kinh tế Đức chao đảo

Triển vọng kinh tế Đức đang ảm đạm. Lạm phát tăng vọt làm bào mòn sức mua của người tiêu dùng. Trong khi đó, một cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập, đe dọa đẩy nền kinh tế hàng đầu châu Âu vào suy thoái.

Tuần trước, số liệu chính thức cho thấy kinh tế Đức đang chững lại trong quý II.

Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 4% trong quý II. Tuy nhiên, sự chậm lại của Đức có thể kéo tụt tăng trưởng của khối này. Đức là trung tâm sản xuất và chiếm 25% GDP của EU.

Nguy cơ suy thoái vẫn tăng cao khi cuộc chiến năng lượng giữa châu Âu và Nga tiếp tục leo thang. Cùng với đó là bóng ma lạm phát do giá năng lượng tăng phi mã.

khung hoang nang luong anh 2

Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu tăng vọt sau khi Nga đổ quân vào Ukraine. Ảnh: CNBC.

Giá khí đốt tự nhiên đã tăng đáng kể sau khi Nga đổ quân vào Ukraine, thậm chí trước khi Nga bắt đầu thắt chặt dòng chảy. Ông Salomon Fiedler - nhà kinh tế tại ngân hàng Berenberg (Đức) - nhận định giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu hiện “đắt cắt cổ” so với mức giá trung bình trong giai đoạn năm 2015-2019.

Nền kinh tế Đức rất dễ tổn thương. Từ lâu, nước này đã phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt tự nhiên của Moscow để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp nặng.

Đức đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. Tỷ lệ khí đốt nhập khẩu đến từ Nga tại Đức đã giảm còn 35%. Trước khi Moscow đổ quân vào Ukraine, tỷ lệ này là 55%.

Tuy nhiên, theo 5 viện kinh tế hàng đầu của đất nước, việc Nga dừng hoàn toàn nguồn cung khí đốt sẽ quét sạch 220 tỷ euro (tương đương 226 tỷ USD) khỏi nền kinh tế Đức trong 2 năm tới.

Kịch bản xấu nhất

Kịch bản Nga chặn nguồn cung nhiên liệu hoàn toàn có thể xảy ra. Trong những tháng qua, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho một số quốc gia và doanh nghiệp châu Âu. Cuối tuần trước, Moscow dừng dòng chảy năng lượng sang Latvia vì "vi phạm thỏa thuận" mà không nêu chi tiết.

Mới đây, gã khổng lồ dầu khí Gazprom PJSC của Nga cho biết sẽ tiếp tục giảm cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 sang châu Âu.

Theo đó, kể từ sáng 27/7, lưu lượng khí đốt được vận chuyển qua đường ống này giảm xuống chỉ còn 20%, tương đương 33 triệu m3 khí một ngày, do họ phải đem một tuabin đi bảo trì.

Giới chức EU lo ngại nguồn cung khí đốt từ Nga sang khối này sẽ bị chặn hoàn toàn. Đó sẽ là một viễn cảnh đáng sợ, nhất là khi nhiều ngành công nghiệp sử dụng khí đốt như một nguyên liệu thô quan trọng cho quá trình sản xuất.

khung hoang nang luong anh 3

Nga dần cắt giảm nguồn cung khí đốt sang châu Âu sau khi EU giáng đòn trừng phạt vào Moscow. Ảnh: CNBC.

EU đang gấp rút tìm kiếm các nước cung cấp và nguồn năng lượng khác. Nhưng giới chuyên gia cho rằng đó sẽ là một thách thức lớn và không thể thực hiện trong thời gian ngắn.

Khối này đang tìm cách dự trữ khí đốt cho mùa đông. Nhưng các kho dự trữ khí đốt của châu Âu mới chỉ đạt 65% sức chứa, còn cách xa mục tiêu 80%.

Để chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất, Đức đã triển khai giai đoạn thứ 2 của kế hoạch khẩn cấp 3 giai đoạn. Như vậy, nước này đang tiến gần hơn đến việc điều chỉnh lại nguồn cung cho các ngành công nghiệp.

Theo giới quan sát, điều này sẽ là đòn giáng lớn vào nền kinh tế Đức và toàn bộ châu Âu.

Hồi đầu tháng, Ủy ban châu Âu dự báo GDP khu vực sẽ tăng lần lượt 2,7% và 1,5% vào năm nay và năm sau. Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo việc Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt có thể dẫn tới một cuộc suy thoái trong năm 2023.

Nhiều người Mỹ nợ nần chồng chất vì lạm phát

Tiền lương không theo kịp lạm phát buộc người Mỹ phải phụ thuộc nhiều hơn vào thẻ tín dụng để trang trải. Dư nợ thẻ tín dụng đã tăng lên mức cao nhất trong 20 năm.

Cuộc chiến nhiên liệu toàn cầu leo thang

Các quốc gia trên thế giới giành giật nguồn cung LNG ít ỏi để chuẩn bị cho mùa đông. Điều này có thể đẩy giá lên cao hơn và làm trầm trọng tình trạng thiếu hụt.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm