Tiến độ vẫn đảm bảo
Tờ China Post của Đài Loan cho biết trong một hội nghị cổ đông tổ chức hồi giữa tuần, công ty đã bị các cổ đông chất vấn về tiến độ đầu tư tại Việt Nam, trong đó có chi phí của Formosa Plastics lên đến hàng triệu USD.
Do sự cuộc lộn xộn hồi tháng 5, tiến độ của công việc xây dựng bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng trong 2 tháng tới, khi nguồn lao động được đảm bảo ổn định thì tiến độ vẫn có thể được đảm bảo và một lò có thể được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2015, theo công ty ước tính. Chủ tịch Tập đoàn Formosa Plastics William Wong (Vương Văn Uyên) dự kiến sẽ bay đến Việt Nam vào cuối tháng này để tìm hiểu biết sát hơn về tình hình dự án.
Chủ tịch Formosa Plastics - Wiliam Wong. |
Một số cổ đông Formosa Plastics cũng bày tỏ lo ngại về chuyện phát triển dự án tại Việt Nam do họ không nắm được thông tin cụ thể. Nhưng chủ tịch Formosa Plastics Lee Chih-Tsuen (Lý Chí Thôn) cho biết Việt Nam là nơi hiếm hoi phù hợp với việc xây dựng nhà máy sản xuất thép.
Không thể tìm nơi tốt hơn
Theo ông Lý, xây dựng nhà máy không thể được thực hiện ở các nước khác vì vướng rất nhiều rào cản và luật lệ hà khắc. Việt Nam là một ngoại lệ, do có chính sách ưu đãi đặc biệt với nhà đầu tư Đài Loan. Cách lập luận của ông Lý nhằm giải thích cho cổ đông hiểu rằng nếu xây dựng nhà máy thép ở quốc gia khác thì không thể hoạt động quy mô và hiệu quả như ở Việt Nam.
Ông Lý cũng phân tích thị trường Việt Nam giàu tiềm năng, nên nếu công ty không tiếp tục đầu tư thì sẽ bị đối thủ nhảy vào ngay. Singapore là một quốc gia chú trọng đầu tư vào công nghiệp luyện thép và hóa dầu. Nhưng do thị trường trong nước tương đối nhỏ, hầu hết các sản phẩm của Singapore là dành cho xuất khẩu. Ông Lý khẳng định rằng, Singapore là một đối thủ cạnh tranh đối với ngành công nghiệp của Đài Loan.
Ông cũng than vãn việc đầu tư vào Trung Quốc đại lục bây giờ cực kỳ khó khăn. Ông Lý cho biết Trung Quốc đang thừa một lượng thép khổng lồ do sản xuất thừa, trong khi châu Âu hạn chế nhập khẩu thép của Trung Quốc và thị trường bất động sản của Trung Quốc lại đóng băng.
Do vậy, với tình trạng thừa cung nguyên liệu, Trung Quốc sẽ mất thêm 2 đến 3 năm để đẩy nốt hàng tồn. Điều đó gây khó khăn lớn cho việc kinh doanh thép tại Trung Quốc. Hơn nữa, việc xây dựng nhà máy thép tại Trung Quốc còn gặp khó khăn ở khâu nguyên liệu như than, dầu, nguồn nước...