Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo Anh ca ngợi nỗ lực bảo vệ tê giác của Việt Nam

Những hoạt động trong chiến dịch truyền thông bảo vệ tê giác của Việt Nam đã phát huy hiệu quả và nhận sự đánh giá cao của truyền thông thế giới.

Những kẻ buôn lậu giết hại tê giác chủ yếu để lấy sừng bán cho những người ảo tưởng về giá trị của những chiếc sừng này. Ảnh: Getty Images

Nỗ lực nhằm hạn chế nạn buôn bán sừng tê giác dường như đang phát huy tác dụng khi kết quả một cuộc thăm dò cho thấy nhu cầu về sừng tê giác tại Việt Nam đã giảm hơn 1/3 trong năm qua, The Guardian đưa tin. Cụ thể, chỉ 2,6% người dân tiếp tục mua và sử dụng sừng tê giác thay vì 40,6% trong năm ngoái. 

Điều đáng nói, số người tin sừng tê giác là tiên dược giảm 25%, một con số kỉ lục. Tuy nhiên, 38% người dân vẫn tin loại sừng cùng chất liệu với móng tay, móng chân người có thể chữa ung thư và thấp khớp. 

500 con tê giác lơ lửng theo trực thăng đi lánh nạn

Nam Phi quyết định di tản khoảng 500 con tê giác khỏi vườn quốc gia tới nơi an toàn để tránh nạn săn bắn trái phép.


Công ty Nielsen đại diện Hiệp hội nhân đạo thế giới (HSI) và Công ước về buôn bán quốc tế các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites) ở Việt Nam là tổ chức thực hiện cuộc điều tra. 
 
Chiến dịch truyền thông công cộng tập trung vào việc xóa tan sự ngộ nhận về khả năng chữa bách bệnh của sừng tê giác. Với trung tâm chiến dịch là thủ đô Hà Nội, phong trào len lỏi vào từng doanh nghiệp, trường học và các chi hội phụ nữ. 

Quảng cáo cổ động phong trào bảo vệ tê giác xuất hiện trên xe bus và các bảng quảng cáo. Cuốn sách Tôi là chú tê giác nhỏ của HSI cũng ra đời.

Sừng tê giác không khác so với móng tay, móng chân của con người và chúng càng không phải là thần dược. Ảnh: WWF

Chiến dịch không chỉ nhận sự hưởng ứng của người dân trong nước mà còn cả người nước ngoài. Lynn Johnson, doanh nhân Australia, đã quyên góp tiền để đưa ra một loạt những quảng cáo cảnh báo người dân về tác hại của việc sử dụng sừng tê giác như một loại thần dược hay một sự phô trương về địa vị. "Ý nghĩa của thông điệp ngày càng tăng lên tại Việt Nam là một thành quả tuyệt vời", Johnson nói. 

Teresa Telecky, giám đốc của nhóm bảo vệ động, thực vật hoang dã tại HSI, cho biết mục đích quan trọng khi thực hiện chiến dịch là giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác. "Kết quả cuộc thăm dò chỉ ra rằng, chiến dịch giảm nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác đã thành công đáng kể trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của người dân Việt Nam trong thời gian ngắn", bà Telecky cho hay. 

Việt Nam là thị trường chủ yếu của nạn buôn bán sừng tê giác. Nhu cầu tiêu thụ loại hàng này, chủ yếu ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, đang đẩy số lượng tê giác tại châu Phi giảm mạnh. Năm 2007, 13 con tê giác là nạn nhân của đám thợ săn. 6 năm sau, con số đó là 1.004 con. Bên cạnh nhu cầu lớn, giá cả sừng tê giác cao cũng tác động xấu tới việc bảo vệ chúng. Người bán sẽ nhận 100.000 USD (2,1 tỷ đồng) cho một kg sừng tê giác tại chợ đen.

Bơm chất độc vào sừng tê giác để cảnh báo người Việt Nam

Các nhà bảo tồn đã bơm hóa chất độc hại vào sừng rất nhiều cá thể tê giác, nhằm ngăn chặn các hoạt động săn bắn bất hợp pháp và cảnh báo người tiêu thụ ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nguyễn Thái

Bạn có thể quan tâm