Kinh doanh
Bánh mì Tây trên đất Sài Gòn
- Thứ tư, 26/2/2014 14:30 (GMT+7)
- 14:30 26/2/2014
Ở Sài Gòn, ngoài các loại bánh mì bình dân hay "nhà giàu", rất nhiều sản phẩm ngoại cũng gia nhập, phục vụ gu ẩm thực đa dạng của người dân thành phố.
|
Doner Kebab là loại bánh đặc biệt có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Món này phát triển rất mạnh tại Đức (phát triển mạnh hơn nơi sinh ra) rồi lan rộng ra các châu lục khác và có mặt tại Việt Nam gần 8 năm nay. |
|
Một tiệm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ trên đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3. Đây là tiệm bán bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên tại TP.HCM, mở cửa từ năm 2006, sau bao năm vẫn giữ nguyên mùi vị quen thuộc như chiếc bánh Doner Kebab đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. |
|
Thịt gà được xiên khối quay trên máy nướng, chỉ khi nào khách đến mua nhân viên mới cắt thịt nhồi vào bánh.
|
|
Thịt được cắt bằng con dao dài, từng lát thịt cực mỏng đều tăm tắp.
|
|
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Sài Gòn cũng nhiều nhân kẹp bên trong như các loại bánh khác. Nhưng điều đặc biệt khiến người Sài Gòn mê mẩn với loại bánh nhập ngoại này là rất nhiều rau, dưa được cho vào ổ bánh mì, như hành tây, dưa leo, cà chua… |
|
Nước sốt cũng có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn, được làm theo công thức mang từ Thổ Nhĩ Kỳ về. |
|
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ có hình dáng đặc biệt, không giống như ổ bánh mì của Việt Nam, không phải "dài ngoằng" như bánh mì que của Pháp, không phải 2 miếng bánh rời rạc kẹp thịt như sandwich, và cũng không tròn xoe như Hambuger, nó là 1/5 của chiếc bánh tròn lớn phía ngoài được phủ lớp mè mỏng, khi ăn cho bánh vào máy ép nóng thơm phức mùi mè nướng, mùi bơ rồi mới cho nhân thịt, salat và nước sốt ... Mỗi ổ bánh mì Thỗ Nhĩ Kỳ ở Sài Gòn có giá 25.000 - 40.000 đồng tùy loại nhân. |
|
Bánh mì que của Pháp có mặt tại Sài Gòn được 3 năm nay, với nhiều biến thể khác nhau.
|
|
Những ổ bánh mì có kích thước chỉ chừng 2 ngón tay người lớn và dài 30 cm. |
|
Bánh mì que nổi tiếng bởi loại bột và công thức làm khiến bánh có độ giòn, xốp đặc trưng. Ổ bánh mì que nguyên gốc của Pháp chỉ có pa tê và sa tế.
|
|
Du nhập vào Sài Gòn, bánh mì que ngoài patê, tương ớt còn nhồi thêm chà bông, và để tăng sức hấp dẫn, người bán còn thêm cả bơ, đậu phụng, xúc xích, các loại mứt... nên khi ăn có vị bùi, béo, cảm giác nóng giòn và cay.
|
|
Sau khi cho pa tê, sa tế và các loại nhân vào, ổ bánh mì được nướng lên nóng giòn.
|
|
Nhiều cửa hàng còn thiết kế bao đựng bánh mì theo màu sắc của quốc kỳ nước Pháp. Giá bánh mì que ở Sài Gòn từ 9.000 đồng đến 17.000 đồng/ổ.
|
|
Bánh Mì Papparoti có xuất xứ từ Malaysia, được giới trẻ Sài Gòn yêu thích, bán nhiều tại siêu thị và các quán trà sữa. |
|
Màu vàng đặc trưng của những chiếc bánh mì Papparoti trong lò nướng. Bánh được làm với nguyên liệu chủ yếu là bột mì, bơ, sữa, phô-mai và cà phê. |
|
Trước khi cho vào lò nướng, mặt bánh được phủ một lớp kem đặc biệt, lớp kem này trong quá trình nướng bánh sẽ tan chảy và thấm sâu vào bên trong vỏ bánh, tạo nên hương thơm rất đặc trưng. Bánh mì Papparoti luôn được đặt trong lò nướng cho đến khi có người mua, để đảm bảo cho những ổ bánh mì luôn nóng, giòn.. |
|
Loại bánh này ở Sài Gòn có giá bán khá mềm, chỉ từ 10.000 - 12.000 đồng/cái, đây cũng là loại bánh mì khoái khẩu của học sinh, sinh viên và dân công sở.
|
Bánh mì Sài Gòn
bánh mì que