Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Băng qua đường sắt trước mặt tàu hỏa đang lao tới

Ở Đồng Nai có rất nhiều đường ngang dân sinh không rào chắn hoặc đèn cảnh báo. Nhiều phương tiện cố tình cắt mặt tàu hỏa đang lao tới để sang bên kia đường, bất chấp nguy hiểm.

Toàn cảnh vụ tai nạn tàu hỏa tông đứt đôi xe tải

Ngoài lái tàu thiệt mạng và 2 người bị thương nặng, vụ tai nạn "đặc biệt nghiêm trọng" ở Quảng Trị còn khiến đường sắt bị tê liệt hơn một ngày.

Hình ảnh chụp tại đường ngang dân sinh Tiên Chu, thuộc khu phố 8, phường Long Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai vào trưa 13/3.
Tại đây, dù được nhà chức trách lắp hệ thống tự động cảnh báo tàu, nhưng nhiều người đi xe đạp, xe máy vẫn bất chấp, vượt qua đường sắt trong khi tàu đang tiến lại gần. 
Chiếc xe chở gỗ băng qua đường sắt, dù tàu hỏa đang lao tới với khoảng cách vài chục mét. Một người dân tại khu vực này cho biết: "Nhiều người coi thường tính mạng, dù thấy tàu hỏa đang lao tới với tốc độ cao, nhưng vẫn cố tình nhấn ga chạy qua. May mắn là chưa có vụ tai nạn đáng tiếc nào xảy ra".
Không chỉ băng qua khi tàu đến gần, các hộ dân sống 2 bên đường sắt ở Đồng Nai còn tự ý đập phá tường gạch tường rào ngăn cách để tạo lối đi.
Một chiếc thang tự chế được bắc lên rào chắn, làm lối tắt qua đường sắt tại phường Long Bình, TP Biên Hòa.
Người dân xếp hàng vượt hàng rào sắt.
Mặc dù có một đường ngang dân sinh gần đó dành cho người và phương tiện qua lại, nhưng một số hộ dân vẫn tự lót đá, ván băng qua đường ray vì không muốn đi xa. Trong ảnh: Ba ông cháu cùng leo rào.
Có nhiều người quan sát hai hướng trước khi băng qua đường tàu...
... Tuy nhiên, các em học sinh này không chú ý quan sát, vô tư chạy qua đường sắt. Chính quyền sở tại cho hay, đã ra quân phá bỏ nhiều chiếc thang tự chế, nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Người dân tại khu phố 9, phường Tân Biên (TP Biên Hòa) tự ý mở đường để lưu thông. Mặc dù đường này nhỏ, gập ghềnh, không an toàn nhưng hàng ngày người dân vẫn chen chúc qua lại. Bà Nguyễn Thị Nhung (63 tuổi) cho biết, ngày 9/3, có 2 thanh niên đang chạy xe lên đường sắt thì bất ngờ bị ngã. "Khi đó đoàn tàu cách xa khoảng 300 m, hai người lại say rượu, nên bà con xung quanh chạy tới đưa xe của họ ra khỏi nơi nguy hiểm", bà Nhung cho hay.  
Công nhân tại khu công nghiệp Hố Nai (huyện Trảng Bom) trèo lên hàng rào, băng qua đường sắt về nhà sau giờ làm việc tại. Chị Nguyễn Thị Xuân Mai (26 tuổi), công nhân công ty Kenda, cho biết: "Phòng trọ của em nằm bên kia đường sắt, nên leo rào băng qua cho nhanh. Ở khu công nghiệp có đường ngang dân sinh, nhưng nếu đi lối đó thì phải vòng xuống gần 1 km". 
Tại phường Tân Hiệp, ngành chức năng mở đường ngang dân sinh, nhưng không có người cảnh giới và trạm gác. Hàng ngày, người dân khi đi qua phải nhìn hai phía xem có tàu chạy tới hay không.
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, tai nạn đường sắt có chiều hướng gia tăng. 9 ngày Tết Nguyên đán Ất Mùi, xảy ra 10 vụ tai nạn đường sắt, làm 9 người chết và 3 người bị thương. Ngày 10/3 trên đường sắt Bắc - Nam đoạn thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị xảy ra tai nạn nghiêm trọng giữa tàu SE5 và ôtô tải làm 1 người chết, 3 toa tàu bị lật khỏi đường ray. Trong ảnh: Người dân cố gắng tăng tốc vượt qua dù rào chắn đang hạ xuống. 

Tàu Thống Nhất lại suýt đâm xe tải mắc kẹt trên đường ray

Đoàn tàu SE8 lưu thông hướng Nam - Bắc đang chuẩn bị qua trạm thì nhân viên gác chắn phát hiện xe tải mắc kẹt trên đường ray.

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm