29 tuổi, thu nhập ổn định, có một gia đình hạnh phúc với chồng và con gái 2 tuổi, đứng tên sở hữu một căn hộ ở TP.HCM, cuộc sống của Minh Nhật được nhiều bạn bè xem như hình mẫu về sự viên mãn.
Tuy nhiên, để có thể cân đối chi tiêu cho cả gia đình và vẫn để dành được một khoản tiết kiệm trong khi số tiền trả ngân hàng hàng tháng cho khoản vay mua căn hộ chiếm tới gần 1/2 thu nhập hai vợ chồng, Nhật phải tính toán hết sức chi li và cắt giảm tối đa các khoản chi. Từ khi có em bé, cô rất ít mua sắm áo quần, mỹ phẩm và không đi du lịch.
Phương Anh, một người bạn cùng lớp đại học của Minh Nhật lại chọn lối sống khác. Thay vì tiết kiệm, Phương Anh dùng thời gian rảnh của mình để làm thêm nhiều công việc như nhận viết bài quảng cáo, dạy tiếng Anh để có thêm thu nhập. Cô dùng số tiền kiếm thêm được phục vụ sở thích mua sắm của mình. "Thay vì phải tính toán chi li hàng ngày, làm thêm được nhiều tiền khiến mình thấy thoải mái hơn nhiều", Phương Anh chia sẻ.
Vậy nên tập trung vào việc tiết kiệm hay tạo ra thêm thu nhập? Đây thật ra là câu hỏi không mới và thường xuyên được nhắc đến trong chủ đề xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên trang tư vấn tài chính, không có một đáp án chung cho mọi người.
Sẽ đến một mức không thể tiết kiệm hơn
Theo BudgetLikeaSir, mỗi cá nhân phải xem xét tình hình tài chính, mục tiêu trong cuộc sống, khả năng làm việc, liệu tiết kiệm hay kiếm thêm tiền sẽ thoải mái hơn mới có thể tìm được câu trả lời phù hợp.
Dù việc tiết kiệm hay tạo ra thêm thu nhập đều giúp số dư tài khoản của bạn gia tăng, mỗi phương pháp lại đem đến những cảm giác thỏa mãn khác nhau tùy từng người, 20SomethingFinance đánh giá.
Bạn sẽ tiết kiệm một khoản đáng kể nếu không mua sắm những thứ không thật sự cần thiết. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. |
Đạt được những mục tiêu như cắt giảm hóa đơn tiền điện, ít đi mua sắm, chuyển sang sử dụng loại xe tiết kiệm nhiên liệu, mua hàng đã qua có sử dụng có thể khiến nhiều người thấy vui. Tuy nhiên, một số lại phấn khích hơn nếu có thêm tiền từ việc tự kinh doanh.
Một điểm mấu chốt là dù cố gắng tiết kiệm tối đa, sẽ đến một lúc bạn chạm đến "mức sống tối thiểu" khi không thể cắt giảm hay loại bỏ chi phí nào được nữa. Mỗi tháng, bạn sẽ cần một số tiền để có thể sống thoải mái ở mức thấp nhất.
Tất nhiên, con số này của mỗi người sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố như khu vực sinh sống, các khoản nợ chưa thanh toán hay những thứ bạn sẵn lòng hy sinh hoặc không, theo MoneyUnder30.
Một khi không thể tiết kiệm nhiều hơn được nữa, lựa chọn duy nhất để có thêm tiền là đa dạng hóa nguồn thu nhập. Một vài gợi ý là tìm thêm một công việc ngoài giờ hay bắt đầu việc kinh doanh, đầu tư riêng.
Tiết kiệm và kiếm tiền luôn đi đôi
Tuy nhiên, nếu không tiết kiệm từ đầu, những nỗ lực tạo ra nhiều thu nhập hơn của bạn có thể hóa thành công cốc. Khi không học cách tiết kiệm với những khoản tiền nhỏ, bạn có thể sẽ rất khó quản lý những khoản lớn hơn.
Biết cách sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhỏ, bạn sẽ dễ quản lý các khoản thu nhập lớn hơn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. |
iMoney ví von việc kiếm thêm nhiều tiền như lái một chiếc siêu xe Ferrari, còn học cách tiết kiệm lại giống những bài học lái xe cơ bản trên một chiếc hatchback. Bạn có thể chạy một chiếc Ferrari cực kỳ nhanh nhưng sẽ rất dễ gặp tai nạn nếu không thuần thục những kỹ năng lái xe cơ bản nhất.
Vì vậy, tiết kiệm và kiếm tiền luôn đi đôi với nhau, BudgetLikeaSir kết luận. Nếu vẫn biết cách quản lý chặt chẽ chi tiêu trong khi tạo ra thêm thu nhập, phần tiết kiệm của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Chẳng hạn với thu nhập mỗi tháng 20 triệu đồng và chi tiêu hết 10 triệu, bạn tiết kiệm được 10 triệu đồng, tương đương 50% thu nhập. Cũng với mức chi tiêu trên nhưng khi thu nhập tăng lên 40 triệu đồng, bạn sẽ tiết kiệm được 75% thu nhập, tương ứng 30 triệu đồng.
Một lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett có thể hữu ích trong trường hợp này. Đó là: "Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu mà hãy chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm".
Độc giả có cơ hội tiết kiệm cho tương lai và săn quà trúng thưởng trong chương trình “Gửi tiết kiệm xanh cùng HDBank tỷ phú” từ nay đến 31/10.
Theo đó, khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại HDBank chỉ từ 10 triệu đồng (kỳ hạn từ 1 tháng trở lên) có cơ hội sở hữu giải đặc biệt 1 tỷ đồng cùng hơn 23.000 giải thưởng khác qua hình thức cào thẻ trúng ngay và quay số định kỳ hàng tháng, quay số cuối chương trình.
Ngoài ra, khách hàng lần đầu gửi tiết kiệm tại HDBank được tặng thêm thẻ cào và mã số dự thưởng nhằm gia tăng cơ hội trúng thưởng.Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả xem tại đây.