Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Ban soạn thảo luật giữ khư khư ý kiến dù trái luật khác'

Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu cho rằng ban soạn thảo các dự án luật cần cầu thị chứ đừng "khư khư" giữ ý kiến dù đã có góp ý trái luật khác.

Sáng 23/5, tại buổi thảo luận ở tổ Hà Nội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu đề nghị thực hiện nghiêm nguyên tắc xây dựng luật.

Theo ông, công tác xây dựng luật cần có tầm nhìn, nâng cao năng lực dự báo, vì có nhiều luật dự báo kém nên vừa mới ban hành là sửa.

“Cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra cần nâng cao tính cầu thị và lắng nghe. Nhiều dự thảo luận góp ý rồi nhưng ban soạn thảo giữ khư khư ý kiến, dù trái với luật khác”, đại biểu Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Vị đại biểu Quốc hội Hà Nội cũng cho rằng cần phát huy đội ngũ đại biểu Quốc hội chuyên trách. Dự thảo luật trình Quốc hội phải qua quá trình nhào nặn, có đề cương cho đại biểu trước khi thông qua chương trình xây dựng luật.

Lam luat can cau thi va lang nghe anh 1
Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ 1. Ảnh: Phạm Duy.

Bên cạnh đó, ông Hiểu đề xuất sửa Luật Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương khi xuống cơ sở có nhiều bất cập, trong đó có việc tổ chức hội đồng nhân dân cấp xã đến cấp huyện. 

“Đưa người đang làm việc sang vị trí nghỉ ngơi như việc giảm phó chủ tịch UBND rồi chuyển qua làm phó chủ tịch HĐND thì tinh giản sao được", ông Hiểu lấy dẫn chứng.

Cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, thượng tướng Tô Lâm (Bộ trưởng Công an) đề nghị năm 2018 nên đưa vào chương trình Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Đây là dự luật quan trọng mà ngay từ lúc xây dựng, ban hành đã xuất hiện nhiều bất cập.

Tướng Tô Lâm cho rằng sở dĩ phải đưa vào vì năm nay thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng bộ máy hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế... Bộ Công an là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai thực hiện.

Bộ Chính trị sẽ có đề án về vấn đề này, năm nay phải làm để triển khai. Cộng với những bất cập của Luật Công an nhân dân hiện hành thì đây là thời điểm thuận lợi nhất để sửa đổi.

Lam luat can cau thi va lang nghe anh 2
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho ý kiến tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: Thắng Quang.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tô Lâm cũng đề nghị đưa Luật Công an xã vào Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

“Luật này trước đây Quốc hội đã cho ý kiến nhưng Chính phủ xin dừng lại vì vướng vấn đề tổ chức của lực lượng công an xã như thế nào cho hiệu quả. Nếu nội dung này được đưa vào Luật Công an nhân dân thì vấn đề công an xã được giải quyết cơ bản.

Thượng tướng Tô Lâm cũng đề xuất đưa Luật Công an nhân dân (sửa đổi) vào chương trình để Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 6.

Về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đề nghị công tác giám sát phải làm sao để việc thực thi pháp luật được thực hiện tốt, luật đi vào cuộc sống, vận động người dân chấp hành theo luật pháp...

Tăng thời gian để nâng chất lượng chất vấn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị đại biểu Quốc hội tăng tính thảo luận góp phần cho thành công của kỳ họp, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và người dân.

Cử tri đòi hỏi hành động cụ thể với 'cát tặc', phá rừng

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho hay nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và người dân bày tỏ sự bức xúc về tình trạng tham nhũng, nạn "cát tặc".

Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm