Công ty ấy không mang tên Nokia. Đó là một startup tên HMD Global, do các cựu nhân viên của Nokia thành lập năm 2016 với tham vọng đưa "ông hoàng di động" trở lại ngôi vị. Trị giá của nó hiện nay hơn 1 tỷ đô la Mỹ, sau khi vừa thu hút được hơn 100 triệu USD từ nhà đầu tư.
Di động cục gạch liệu có đem lại lợi thế cạnh tranh lâu dài? Ảnh: Reuters. |
Theo Quartz, nguồn đầu tư này sẽ được dùng để tăng quy mô doanh nghiệp với những mẫu điện thoại mới, cải thiện phân phối và các kênh bán hàng. HMD Global đang có 7 dòng smartphone và 3 dòng điện thoại cơ bản.
Smartphone của họ chạy trên nền tảng Android với ưu điểm là phần cứng tốt và có giá rất cạnh tranh. Dòng điện thoại cơ bản vẫn mang thiết kế kinh điển của Nokia, có pin khoẻ và giá thấp. Công ty này cho biết, họ đã bán được 70 triệu chiếc điện thoại trong năm 2017 tại hơn 80 quốc gia.
HMD cũng vừa công bố tình hình tài chính của họ lần đầu tiên. Theo đó, lợi nhuận năm 2017 của công ty này là 1,8 tỷ euro (tương đương 2,1 tỷ USD). Thất thoát do vận hành vào khoảng 65 triệu euro. HMD Global thành lập với cam kết đầu tư 500 triệu USD để marketing sản phẩm trong vòng 3 năm. Với nguồn vốn 100 triệu USD vừa về rất kịp lúc, họ đã hoàn thành cam kết này.
Một chuyên viên cấp cao tại HMD Global (từ chối nêu tên), cho rằng công ty này vẫn đang loay hoay xâm nhập thị trường điện thoại. "Phân phối 70 triệu thiết bị thì đâu là gì nếu phần lớn trong đó là điện thoại cục gạch", người này nói với Quartz bên lề Mobile World Congress 2018 tại Barcelona. Anh cho rằng một nhà sản xuất điện thoại phải bán được 50 triệu chiếc smartphone thì mới mong có lãi.
Tại thời điểm này, HMD Global được đánh giá cao do thống trị thị trường ngách của featurephone. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ để tham gia vào cuộc đua di động khắc nghiệt trong tương lai.