Câu 1: NASA vừa xác nhận nước tồn tại trên Mặt trăng ở dạng đóng băng. Đây là lần đầu tiên trực tiếp quan sát thấy bằng chứng chắc chắn về nước trên Mặt trăng. Tuy nhiên, đã xác định được thể tích lượng nước đá này hay chưa?
Ngày 20/8, kết quả nghiên cứu xác nhận nước tồn tại trên Mặt trăng. Nước có thể được tận dụng cho các cuộc thám hiểm trong tương lai, thậm chí cho phép các phi hành gia ở lại trên Mặt trăng. Tuy nhiên, các thiết bị hiện nay mới chỉ xác định được độ dày vài mm của băng, chưa đo được chính xác thể tích lượng nước. |
Câu 2: Con người từ lâu đã có khát khao thám hiểm vũ trụ và Mặt trăng. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng là người nước nào?
Neil Armstrong, phi hành gia người Mỹ, là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào ngày 20/7/1969. Ông tới Mặt trăng bằng tàu vũ trụ Apollo 11. Tính tới thời điểm hiện tại, cả thế giới chỉ có 12 người từng bước đi trên Mặt trăng. |
Câu 3: Trong lần hạ cánh đầu tiên xuống Mặt trăng, các phi hành gia phát hiện được thứ gì?
Trong lần hạ cánh đầu tiên xuống Mặt trăng, các phi hành gia phát hiện một loại khoáng chất. Sau đó, khoáng chất này cũng được tìm thấy tại nhiều nơi trên Trái đất và được đặt tên là armalcolite, ghép từ họ của ba phi hành gia trên tàu Apollo 11 là Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins. |
Câu 4: Theo định nghĩa khoa học, hiện tượng Mặt trăng bị che khuất bởi bóng của Trái đất trước ánh sáng Mặt trời gọi là gì?
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng đi vào bóng của Trái đất, tức Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng. Hồi tháng 7, người dân nhiều nơi đã có dịp chứng kiến nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Khi hiện tượng này diễn ra, Mặt trăng thường có màu đỏ do khúc xạ ánh sáng nên nhiều người gọi đây là hiện tượng Trăng máu. Tuy nhiên, theo Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, "Trăng máu" xuất phát từ tôn giáo, không phải thuật ngữ khoa học. Còn khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời thì sẽ xảy ra hiện tượng nhật thực. |
Câu 5: Mặt trăng liên quan đến hiện tượng nào trên Trái đất trong số những hiện tượng sau đây?
Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ thời gian phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn. Hiện tượng này được gây ra chủ yếu bởi sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt trăng vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày. |
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng?
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và có kích thước nhỏ hơn Trái đất, chỉ tương đương hành tinh lùn Sao Diêm Vương. Mặt trăng cũng chịu tác động của lực hấp dẫn từ Trái đất. Lực này gây ra các cơn rung chấn Mặt trăng (moonquake). |
Câu 7: Khi quan sát từ Trái đất, ta chỉ có thể nhìn thấy một phía của Mặt trăng (ảnh trái). Ảnh phải là bên còn lại mà ta không thể nhìn thấy. Tại sao Mặt trăng gần như giữ nguyên một mặt hướng về Trái đất?
Mặt trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ với Trái đất và tốc độ quay của Mặt trăng trùng với quỹ đạo quay quanh Trái đất. Do đó, dù Mặt trăng di chuyển đến vị trí nào so với Trái đất thì cũng chỉ một mặt của nó hướng về hành tinh xanh. |