Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bạn bè thường nhờ tôi chọn sách cho con họ đọc

Những hôm tôi đi làm về mệt, cậu con trai 10 tuổi của tôi thường đọc truyện cổ tích cho tôi nghe với câu nói rất trẻ con và cũng rất dễ thương: “để con đọc cho mẹ dễ ngủ”.

Những bữa khác, người đọc sách lại là tôi, còn thính giả trung thành, tất nhiên là con trai tôi. Đọc sách cho con, không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ mà chính tâm hồn người lớn cũng trở nên thơ trẻ hơn, hiểu con mình hơn, khoảng cách thế hệ cũng xích lại gần nhau hơn.

Thỉnh thoảng bạn bè nhờ tôi tư vấn chọn sách cho con cái họ, nhưng nếu tôi chưa trò chuyện, tiếp xúc với trẻ, thì rất khó tư vấn chọn sách phù hợp sở thích. Chuyện chọn sách cho con cũng không đơn giản, vì không có công thức cố định.

Mỗi lần đến nhà tôi, con gái của bạn tôi, trạc tuổi con tôi, thường chui vào góc nhà đọc những quyển truyện cổ tích đã cũ. Cháu thích ngồi ở góc nhà hơn ngồi trên bàn vì muốn khỏi bị làm phiền.

Con tôi ban ngày thì thích đọc sách khoa học hay sách bách khoa tri thức còn ban đêm thì đọc truyện cổ tích, như đã nói, là cho dễ ngủ.

Còn cậu bạn học lớp con tôi, chỉ thích đọc sách có liên quan tới bóng đá. Hôm rồi lục trong tủ sách nhà tôi, gặp quyển Bóng đá - 12 vì tinh tú, cậu ấy đọc đến quên giờ về nhà…

Lan toa van hoa doc anh 1

Đọc sách cùng con. Ảnh: C.N.

Tôi kể những chuyện vụn về đọc sách như trên để thấy, đọc sách cùng trẻ, chọn sách cho trẻ, dễ mà khó. Mới đây tôi được tặng quyển Readology: đọc thế nào? (tác giả Hoàng Anh Đức, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, 2022). Tựa sách khiến tôi liên tưởng đến tính học thuật về cách đọc sách, nhưng không phải vậy.

Readology: đọc thế nào? là những câu chuyện của gia đình tác giả về hành trình đọc sách, được củng cố bởi những công trình nghiên cứu, cho nên sách vừa gần gũi, vừa mang tính khoa học, giúp người đọc luôn sẵn sàng bước vào thế giới thú vị của tri thức.

Hoàng Anh Đức chia sẻ chuyện đọc sách cùng con: “Nếu bạn muốn nuôi dưỡng một độc giả, hãy trở thành một độc giả”. Có nghĩa là, không thể thúc ép con cái đọc sách nếu cha mẹ không đọc sách.

Trong Xây dựng tủ sách gia đình (hơn 450 trang, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tái bản năm 2022), diễn giả Nguyễn Quốc Vương (còn gọi là “người bán sách rong”) viết: “xây dựng tủ sách là con đường kiến tạo và trải nghiệm hạnh phúc”.

Sách có 4 chương: tại sao lại là “gia đình đọc sách”; xây dựng tủ sách gia đình và đọc sách trong gia đình thế nào cho hiệu quả; đọc sách cùng con; từ tủ sách gia đình bước ra thế giới.

Về lựa chọn sách cho tủ sách gia đình, Nguyễn Quốc Vương tư vấn cân nhắc các yếu tố: sách có phù hợp với độ tuổi của con không (nếu là sách dành cho trẻ em), có phù hợp với mối quan tâm/hứng thú của những người trong gia đình (người đọc) không, sách có dễ đọc không, sách do đơn vị nào xuất bản, có phải sách thật không và tác giả khuyến nghị, tủ sách gia đình nên có những cuốn sách làm công cụ tra cứu và sử dụng được lâu dài…

Nguyễn Quốc Vương quan niệm: “Việc hình thành cho trẻ tình yêu với sách và thói quen đọc sách từ nhỏ là thứ vô giá. Thói quen và cũng là niềm vui này sẽ theo trẻ suốt cả cuộc đời” (“Đọc sách cùng con, việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn”)...

Nhiều hình thức lan tỏa, phát triển văn hóa đọc

Những cuộc thi về sách trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã góp phần lan tỏa văn hóa đọc sách đến với nhiều người hơn.

Lan tỏa văn hóa đọc

Dự án "Lang thang" có mục tiêu mang tri thức và giá trị của văn hóa đọc đến với nhiều đối tượng.

Phát động phong trào đọc sách trong cộng đồng

Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Hoàng Vĩnh Bảo đánh giá cao vai trò của sách, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/khuyen-doc-trong-gia-dinh-131340.html

Bảo Lâm / Quảng Nam Online

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm