Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài toán phòng hỏa hoạn cho nhà trọ từ vụ cháy ở Hà Nội

Đại biểu Quốc hội cho biết, đã có quy định về phòng cháy, chữa cháy; trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. Điều quan trọng là phải rà soát, có phương án đối với từng loại hình.

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) chia sẻ: "Sáng 24/5 chúng ta nhận thông tin rất buồn về vụ cháy ở phố Trung Kính. Chúng ta đã nói rất nhiều đến các vụ cháy và nguy cơ xảy ra cháy ở các khu nhà trọ, chung cư mini ở đô thị lớn, trong đó có Hà Nội".

Chay nha tro Trung Kinh anh 1

Hiện trường vụ cháy ở phố Trung Kính. Ảnh: Quang Phong.

Theo đại biểu Nga, thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ cháy để lại hậu quả thương tâm, không những thiêu rụi tài sản mà còn khiến nhiều người tử vong, bị thương. "Đây là kết cục rất đau buồn. Chúng ta cũng đã đề ra rất nhiều giải pháp để hạn chế mức độ thấp nhất các vụ cháy, đặc biệt với khu vực nhà dân", đại biểu Việt Nga nhấn mạnh.

Về trách nhiệm và vai trò của UBND TP Hà Nội, nữ đại biểu cho rằng để rà soát một cách triệt để các khu nhà trọ, chung cư mini trên địa bàn thành phố là một việc rất khó khăn.

Các chung cư mini, các khu nhà trọ mọc lên rất nhiều. Nếu xử lý theo hướng tất cả các khu nhà không đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy không được cho thuê trọ nữa thì sẽ dẫn đến hai hệ lụy.

"Tác động tiêu cực với những chủ đầu tư khi đang có phương tiện để kinh doanh, mang lại thu nhập thì phải dừng.

Tất cả những người lao động có thu nhập thấp đang ở trong những khu nhà ấy sẽ đi đâu, về đâu. Đây cũng là một bài toán và tôi tin chắc rằng con số đấy không nhỏ", nữ đại biểu bày tỏ lo ngại.

Tuy nhiên, theo bà Nga, dù vậy cũng không thể buông lỏng quản lý. Hiện tại đã có các quy định về phòng cháy, chữa cháy; trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. Điều quan trọng là phải rà soát, có phương án đối với từng loại hình nhà cho thuê, không thể có 1 phương án công thức chung.

Với những loại hình nhà cho thuê trọ chật hẹp, nhiều tầng, nhiều người thuê trọ, ở trong ngõ sâu thì cần kiểm tra kết cấu. Bởi vì phần lớn nhà bị cháy có nhiều người tử vong là do không có lối thoát hiểm.

Do đó cần yêu cầu nhà cho thuê phải đảm bảo được lối thoát hiểm, điều này có thể triển khai được, không phải quá khó khăn.

Theo bà Nga, công tác tập huấn về phòng, chống cháy nổ, về kỹ năng ứng phó khi có sự cố cũng rất cần thiết.

"Tôi cảm giác rằng chúng ta chỉ làm rốt ráo tập trung vào biện pháp nào đó mỗi khi có vụ cháy thương tâm xảy ra, nhưng sau đó lại bị trôi đi.

Ý thức của con người rất quan trọng, nhiều khi người ta không nghĩ rằng những hành vi bất cẩn của mình lại có thể gây tai nạn thương tâm", nữ đại biểu nhấn mạnh.

Chay nha tro Trung Kinh anh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Hoàng Hà.

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở xã hội

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, có một giải pháp nữa cần quan tâm, liên quan đến một loạt các luật mà Quốc hội vừa mới thông qua tại kỳ họp 6.

Khi phát triển nhà ở xã hội thì cần quan tâm nhiều hơn đến phân khúc nhà ở xã hội cho thuê. Nữ đại biểu cho biết, theo kết quả giám sát và khảo sát, hiện nay dù được hưởng rất nhiều ưu đãi nhưng giá thành nhà ở xã hội vẫn khá cao so với thu nhập của người lao động thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở đô thị lớn.

Bà Nga dẫn chứng, ở tỉnh Hải Dương, giá nhà ở xã hội dao động từ 11-14 triệu đồng/m2. Với một căn nhà ở xã hội dạng chung cư khoảng 50 m2, người lao động phải bỏ ra một số tiền rất lớn để sở hữu, vượt quá khả năng chi trả.

"Qua giám sát, rất nhiều người lao động nói rằng: Với mức lương hiện nay chúng tôi chỉ đủ sống ở các đô thị, không có tích lũy hoặc tích lũy không đáng kể, vậy thì làm sao chúng tôi có thể bỏ ra từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng để mua một căn nhà ở xã hội", bà Nga cho hay.

Theo bà Nga, đa phần nguyện vọng của người lao động có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đều mong muốn sở hữu nhà ở xã hội không phải dưới dạng mua trả góp mà dưới dạng trả tiền thuê hàng tháng.

Vì vậy, các cơ quan chức năng nên quan tâm nhiều hơn nữa đến phân khúc này để lao động thu nhập thấp tiếp cận dễ dàng với nhà ở xã hội. So với các dạng nhà dân cho thuê thì nhà ở xã hội đã đáp ứng được tiêu chí về diện tích, kết cấu và những điều kiện phòng cháy, chữa cháy.

Trong phiên thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, ngày 23/5, một số đại biểu đã đề nghị chuyển đổi những căn hộ bỏ không ở khu tái định cư thành nhà ở xã hội cho thuê.

Theo bà Nga, các quy định về nhà ở xã hội có nhiều điểm khác biệt so với các dạng nhà ở khác. Trong Luật Nhà ở quy định rất rõ nhà ở xã hội phải đáp ứng được tiêu chí về quy hoạch và nhiều tiêu chí khác.

"Có rất nhiều dự án nhà ở xã hội, dự án làng sinh viên được hình thành... nhưng sau khi xây xong không có hoặc có ít người đến ở. Lý do bởi vì chưa đáp ứng được tiêu chí khác ngoài tiêu chí có nhà.

Ví dụ, tiêu chí hạ tầng, dịch vụ đi kèm nếu không đáp ứng được thì rất khó để thu hút người vào ở. Với nhà ở xã hội và nhà ở công nhân thì tiêu chí về hạ tầng gần bến xe buýt, thuận tiện đường đi, thuận tiện về công trình phúc lợi trường học, chợ, bệnh viện... có vai trò quan trọng", nữ đại biểu phân tích.

Chay nha tro Trung Kinh anh 3

Một dự án nhà ở xã hội ở huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Anh Nguyễn.

Vì vậy, theo bà Nga, trước khi quy hoạch, xây dựng một dự án thì cần khảo sát rất kỹ các yếu tố, chứ không chỉ riêng về đất đai.

Ngoài ra, đại biểu Nga cũng cho biết, trước đây đã có kế hoạch di dời các trường đại học ra khỏi khu vực nội đô Hà Nội nhưng đến nay vẫn chưa làm được nhiều. Điều này tạo sức ép hạ tầng rất lớn cho khu vực nội đô, nơi có nhiều trường đại học với phần lớn sinh viên ngoại tỉnh. Sinh viên thì thường lựa chọn những khu nhà trọ giá rẻ.

"Nếu rốt ráo làm tốt công tác di dời các trường đại học ra khỏi khu vực nội đô thì tôi nghĩ rằng sẽ giảm tải được một phần nào áp lực lên các khu nhà trọ", nữ đại biểu kỳ vọng.

Nhân chứng kể lại vụ cháy nhà trọ kinh hoàng ở Trung Kính, Hà Nội Nhiều người chứng kiến thời khắc xảy ra hỏa hoạn tại ngõ 119 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đám cháy bùng nhanh tỏa ra nhiệt lượng cao, khói bốc nghi ngút.

Mẹ nam sinh ở Trung Kính khóc ngất nói về cuộc điện thoại cuối cùng

Thông tin từ Trường Đại học Phương Đông cho biết trong số 14 nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy nhà trọ ở phố Trung Kính có một sinh viên của trường.

Xác định danh tính 11/14 người tử vong trong vụ cháy ở Trung Kính

Cơ quan chức năng bước đầu xác định được danh tính 11/14 người tử vong trong vụ cháy nhà trọ ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Lý do cô gái trẻ may mắn thoát nạn trong vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội

Do chủ nhà khóa cửa sớm, cô gái trẻ không thể về phòng trọ ngủ nên may mắn thoát nạn trong vụ cháy ở Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Sách hay về đô thị, thắng cảnh Việt Nam

Hồn đô thị gồm 30 bài tùy bút được tuyển chọn từ bộ sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố (5 tập) đã được xuất bản trong khoảng thời gian từ 2014 - 2018. Bộ sách đến nay đã được tái bản 5 lần.

Đất nước gấm hoa không đơn thuần là một atlas địa lý, mà như một cẩm nang hình ảnh sinh động, cô đọng về thông tin khi đề cập đến 63 tỉnh thành Việt Nam.

https://vietnamnet.vn/tu-vu-chay-o-trung-kinh-giai-bai-toan-nha-tro-phai-dam-bao-phong-chay-2283939.html

Trần Thường/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm