Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài học từ hàng loạt vụ cán bộ hành xử thiếu chuẩn mực với dân

Bức xúc trước nhiều vụ cán bộ hành xử thiếu chuẩn mực, song chuyên gia nhìn nhận đây là cơ hội loại bỏ họ khỏi bộ máy, vì "có tài mà không có đức" thì không thể giúp gì cho dân.

Ngày 6/5, ông Hà Tiến Dũng - Phó trưởng Phòng xây dựng chính quyền và công tác thanh niên, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhận hình thức kỷ luật khiển trách sau thời gian bị tạm dừng công tác.

Nguyên nhân bắt nguồn từ việc 20 ngày trước, cán bộ này có hành xử thiếu chuẩn mực, thách thức người dân chỉ vì chỗ đậu xe.

Cần nâng cao đạo đức công vụ

Không riêng sự việc này, liên tiếp những vụ cán bộ công chức hành xử thiếu chuẩn mực với người dân trước đó cũng từng gây bức xúc dư luận.

Hồi đầu tháng 1, mạng xã hội Facebook lan truyền clip ghi lại cảnh một người đàn ông trung niên sau khoảng thời gian rất ngắn nói chuyện với hàng xóm đã đấm thẳng vào mặt khiến người phụ nữ choáng váng. Người "tung cú đấm" với nữ hàng xóm chính là ông Vũ Văn Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên & Môi trường).

Can bo hanh xu thieu chuan muc anh 1

Nơi xảy ra vụ việc ở chung cư Vicoland khiến Phó trưởng Phòng xây dựng chính quyền và công tác thanh niên, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, bị kỷ luật . Ảnh: Điền Quang.

Trước đó, tháng 8/2021, khi dịch Covid- 19 căng thẳng, một nữ nhân viên y tế trong khi lấy mẫu xét nghiệm ở khu chung cư đã bị một người đàn ông tát. Người đàn ông này là Phó chánh văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND thành phố.

Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Lê Như Tiến nhìn nhận đây là tiếng chuông cảnh báo về đạo đức công vụ và cách ứng xử với dân của một bộ phận cán bộ, công chức.

Theo ông, lâu nay chỉ có việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ được chú trọng, còn các kỹ năng mềm của cán bộ công chức như đạo đức công vụ, cách ứng xử và sự sẻ chia với người dân hầu như bị bỏ ngỏ. Thực tế đó dẫn đến nhiều trường hợp cán bộ công chức cư xử thiếu chuẩn mực, thậm chí phản cảm, gây bức xúc trong dư luận.

Với những vụ việc lùm xùm trong dư luận thời gian qua, ông Tiến nhìn nhận từ góc độ văn hóa và nhận định sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của một số cán bộ công chức đang “có vấn đề”.

Một phần nguyên nhân, theo ông Tiến do cơ quan, người đứng đầu quản lý cán bộ chưa nghiêm túc, chưa xem xét xử lý triệt để vi phạm, chế tài xử phạt cũng không đủ mạnh khiến cho họ sợ và không dám có những hành vi “trịch thượng” với người dân. "Vì thế, một số cán bộ có chức quyền, dù nhỏ, cũng luôn mang trong mình tư tưởng 'ở trên nhân dân', dẫn đến lộng quyền và lạm quyền", ông Tiến nói.

Những vụ việc vừa qua, theo nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan và người làm công tác tổ chức cán bộ.

"Khi chọn cán bộ phải đánh giá bằng những tiêu chuẩn, kết quả cụ thể chứ đừng đóng kín cánh cửa để xem hồ sơ có đẹp không. Bởi cán bộ công chức không có đạo đức công vụ tốt thì chuyên môn giỏi đến mấy cũng chẳng thể giúp gì cho dân”, ông Tiến nhấn mạnh.

Cơ hội sàng lọc cán bộ

Không đồng tình với cách ứng xử của một số cán bộ, công chức “vướng lùm xùm” trong nhiều vụ việc kể trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh bày tỏ tiếc nuối khi các quy định của pháp luật và của Đảng đều đã có, song vẫn cá biệt xảy ra những trường hợp gây bức xúc cho người dân.

Theo ông, cơ chế đã đủ, Luật Cán bộ công chức nhiều lần sửa đổi cũng đề cập rất rõ quy định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở. Đi kèm với đó, mỗi cán bộ công chức là đảng viên còn được điều chỉnh bởi quy định của Đảng, cụ thể là trong 19 điều đảng viên không được làm có nội dung “không được vi phạm đạo đức công vụ”.

Can bo hanh xu thieu chuan muc anh 2

Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) đấm hàng xóm. Ảnh cắt từ camera an ninh.

Bởi vậy, những trường hợp như cán bộ hành dân, to tiếng, xô xát và đem mác “người Nhà nước” ra dọa nạt dân là những người không xứng đáng và cần xử lý nghiêm để loại bỏ.

“Những vụ việc gây bức xúc vừa qua là cơ hội để sàng lọc, loại bỏ cán bộ công chức không đủ phẩm chất, thiếu đạo đức. Cần xử lý thật nghiêm để làm gương, tránh tình trạng này kéo dài và tồn tại ở nhiều nơi”, ông Dĩnh nêu quan điểm.

Cũng từ những sự việc này, ông góp ý không chỉ tuyên truyền, giáo dục mà cần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào, bởi nhiệm vụ trọng tâm luôn được nhấn mạnh là “cải cách hành chính”, nếu đội ngũ cán bộ có những trường hợp như vừa qua thì không thể cải cách.

Bên cạnh đào tạo về năng lực hay chuyên môn nghiệp vụ, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng cần chú trọng đào tạo nâng cao đạo đức, văn hóa công vụ cũng như cách ứng xử của cán bộ với người dân.

Kỷ luật phó phòng sở nội vụ thách thức cư dân

Khi được yêu cầu lùi xe, Phó phòng Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lái ôtô đến chắn trước cửa nhà dân và lớn tiếng thách thức.

Sở Nội vụ Thừa Thiên - Huế hứa xử nghiêm phó phòng thách thức cư dân

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định sẽ xử lý nghiêm cán bộ có hành vi thách thức cư dân khi đỗ xe trái quy định.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Hồng Quang - Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm