Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bách Hóa Xanh lỗ lũy kế hơn 7.000 tỷ đồng

Các mảng kinh doanh mới của MWG dù là động lực tăng trưởng doanh số, lại là gánh nặng về chi phí khi lỗ hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng trong năm vừa qua.

Báo cáo tài chính quý IV/2022 của Công ty Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cho thấy các mảng kinh doanh mới của tập đoàn này vẫn đang là gánh nặng với các khoản lỗ lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Đáng kể nhất là Công ty cổ phần Bách Hóa Xanh liên tục thua lỗ giai đoạn 2016-2022 với tổng con số thua lỗ trong 7 năm từ khi thành lập gần 7.200 tỷ đồng. Riêng khoản lỗ của năm 2022 là lớn nhất với hơn 2.744 tỷ đồng.

Lưu ý rằng lỗ tính thuế là khoản lỗ trong kỳ tính thuế, chưa bao gồm phần lãi từ kỳ trước chuyển sang. Công ty chỉ được phép chuyển các khoản lỗ tính thuế sang năm sau để bù trừ với lợi nhuận thu được trong vòng 5 năm tính từ năm phát sinh khoản lỗ đó.

LỖ TÍNH THUẾ CỦA BÁCH HÓA XANH TỪ KHI THÀNH LẬP
* Không còn được chuyển lỗ do quá hạn 5 năm.
Nhãn Năm 2016* Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Lỗ tính thuế Tỷ đồng -55 -145 -556 -978 -1713 -966 -2744

Lỗ thuế giai đoạn 2016-2021 đã có biên bản quyết toán thuế nhưng con số của năm 2022 mới do doanh nghiệp ước tính, chưa được cơ quan thuế địa phương quyết toán, Do đó, số lỗ tính thuế năm 2022 có thể chênh lệch so với quyết toán cuối cùng.

Bách Hóa Xanh là chuỗi bán lẻ tham vọng mới của MWG khi ra mắt vào cuối năm 2015. Đây được xem là động lực tăng trưởng mới của tập nhưng về khía cạnh lợi nhuận vẫn là gánh nặng lớn nhất.

Theo báo cáo năm 2022, Bách Hóa Xanh mang về doanh thu hơn 27.000 tỷ đồng, giảm 4% so với năm liền trước và đã đóng góp trên 20% tổng doanh thu cho tập đoàn. Chuỗi có 1.728 cửa hàng hoạt động cuối năm ngoái.

Sau giai đoạn tái cấu trúc, hệ thống bán lẻ thực phẩm này đang có một số chuyển biến khả quan. Doanh thu trung bình/cửa hàng/tháng trong quý IV/2022 đạt 1,37 tỷ đồng, tăng 45% với quý I/2022. Lợi nhuận trực tiếp (EBIT) tại cửa hàng đã chuyển từ âm sang dương 2%-3%.

Riêng hoạt động bán hàng online ghi nhận 2,4 triệu lượt giao dịch thành công để mang về 900 tỷ doanh thu cho chuỗi, tương ứng tỷ lệ đóng góp khoảng 3%. Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu hòa vốn toàn chuỗi vào cuối năm nay.

Không chỉ mảng bán lẻ thực phẩm mà một số mô hình kinh doanh mới của MWG của chưa có tín hiệu tích cực.

Chuỗi bán lẻ Bluetronics (Campuchia) cũng bị lỗ liên tục từ 2017 đến nay, trong đó năm 2021 và 2022 lỗ lớn nhất với 187 tỷ đồng330 tỷ đồng.

MWG chính thức thâm nhập thị trường Campuchia vào năm 2017 với chuỗi điện thoại BigPhone (tương tự thegioididong.com tại Việt Nam). Đến tháng 6/2020, tập đoàn chuyển đổi sang tên Bluetronics (giống Điện Máy Xanh) để trở thành chuỗi bán lẻ hàng điện tử lớn nhất Campuchia.

LỖ TÍNH THUẾ CỦA MWG CAMPUCHIA

Nhãn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Lỗ tính thuế Tỷ đồng -9 -9 -3 -65 -187 -331

Chuỗi nhà thuốc An Khang trong năm 2022 chứng kiến khoản lỗ khủng 306 tỷ đồng. Trong khi đó con số lỗ giai đoạn 2019-2020 chỉ hơn 12 tỷ đồng và thậm chí năm 2021 còn có lãi.

Báo cáo của MWG cho thấy chuỗi nhà thuốc này vận hành khoảng 500 cửa hàng tại cuối năm 2022 (so với 178 cửa hàng cuối 2021), doanh số mang về khoảng 1.500 tỷ đồng sau một năm.

Lãnh đạo của An Khang từng chia sẻ doanh thu trung bình mỗi cửa hàng dao động 400-450 triệu đồng/tháng và muốn đẩy mạnh doanh số trong thời gian tới lên trên 600 triệu đồng để tiến đến mức có lời.

Lãnh đạo MWG nói tự tin về dòng tiền

Giám đốc tài chính MWG tin rằng dòng tiền của doanh nghiệp vẫn lành mạnh, đồng thời duy trì quan hệ rất tốt với các ngân hàng lớn trong và ngoài nước.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm