Bác sĩ Kalkidan là người tiếp nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Cô chia sẻ: “Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Tôi vô cùng sợ hãi và nghĩ về việc tôi yêu cuộc sống như thế nào”. Ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ở Ethiopia vào ngày 13/3, khi một đội y tế ứng phó khẩn cấp tiếp nhận một người đàn ông Nhật Bản 48 tuổi. Chưa từng chứng kiến bất cứ trường hợp nào tương tự, đội y tế này không biết phải chuẩn bị những gì. Thế nhưng, cuộc chiến chống virus corona bắt đầu từ đó ở Ethiopia. Ảnh: Guardian. |
Paulos Seid là nhân viên bảo vệ tại bệnh viện Eka Kotebe. Vì thiếu hụt nhân lực trong quá trình chống dịch, anh Seid được điều động đi phun thuốc khử trùng. “Tôi không hề do dự. Tôi cảm thấy tự hào vì mình có thể góp phần tiêu diệt virus corona”, anh cho biết. Ảnh: Guardian. |
Nữ y tá Makeda kể về các ca tử vong đầu tiên: “Đó là ngày tồi tệ nhất. Tôi chứng kiến nhiều gia đình ly tán trong đại dịch, thân nhân không được chôn cất bệnh nhân Covid-19”. Song Makeda khẳng định cô sẽ tiếp tục phục vụ đất nước cho đến phút cuối cùng. Ảnh: Guardian. |
Bác sĩ Rediet chia sẻ về một lần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân Covid-19. “Đó là trường hợp khẩn cấp và việc hô hấp nhân tạo có thể cứu sống người này. Tôi là người duy nhất mặc đồ bảo hộ nên tôi đã hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Nhờ đó, người bệnh may mắn thoát chết”. Ảnh: Guardian. |
Demoz kể về những ngày làm việc áp lực thời chống dịch: “Gia đình tôi có 3 đứa con và tôi còn bị huyết áp cao. Dù vậy, tôi sẽ không ngừng làm việc vì tôi đã được Chúa giao trách nhiệm. Chúng tôi sẽ tự thử thách bản thân cho đến khi cơn ác mộng này kết thúc”. Ảnh: Guardian. |
Cựu binh Workneh Hora cũng được điều động làm nhân viên phun thuốc khử trùng. Ông cho biết: “Tôi đang thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đất nước. Tôi từng trải qua nhiều cuộc chiến với bom đạn nên tôi không hề sợ chết”. Ảnh: Guardian. |
Etagegn Tessema, 50 tuổi, là lao động chính trong gia đình. Suốt 12 năm qua, bà đi bộ từ nhà đến bệnh viện Eka Kotebe để dọn vệ sinh. Bà Tessema cho biết: “Khi tôi đi làm về, hàng xóm đều không dám gặp tôi. Thế nhưng, tôi không còn lựa chọn nào khác. Tôi phải tiếp tục để nuôi sống gia đình”. Ảnh: Guardian. |
Cô Martha chia sẻ lý do trở thành một y tá: “Giúp đỡ mọi người là điều khiến tôi thấy hạnh phúc. Tôi thấy mình đến gần Chúa hơn. Trở thành một y tá là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời tôi”. Ảnh: Guardian. |
Jerry cũng là một y tá tuyến đầu tại bệnh viện Eka Kotebe. Đại dịch đang khiến cô trăn trở về tương lai: “Nếu tôi mắc bệnh, nhiều điều tồi tệ sẽ xảy ra với gia đình tôi. Có người nói tôi nên ưu tiên bản thân và gia đình. Song tôi cho đó là hành động phản bội đồng nghiệp, phản bội niềm tin của đất nước và của chính tôi”. Ảnh: Guardian. |