Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ba vị Tam đa tại lễ hội độc đáo vùng đất Kinh Bắc

Sự xuất hiện của hình tượng ba vị Tam đa, Tiên đồng - Ngọc nữ hay các ông Tổng cờ, Tổng kiếm... là những yếu tố khiến cho lễ hội Thổ Hà mang bản sắc khác biệt với nhiều nơi khác.

Sáng 28/2 (21 tháng Giêng âm lịch), người dân thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức hội làng tưng bừng. Hàng nghìn người đã về dự.

Lễ hội có từ năm 1685 nhưng bị gián đoạn trong một thời gian dài. Đến năm 1992, dân làng cùng các ban ngành đoàn thể cho phục dựng lại, chính thức tổ chức lễ rước theo nghi thức xưa.

Tuy nhiên, phải 2 năm một lần lễ hội mới có phần rước long trọng này. 4 xóm trong làng luân phiên thay nhau tổ chức. Mỗi lần làng làm lễ long trọng, từ trẻ em đến người già cùng nhau mặc lên người những bộ đồ đẹp nhất.

Hai bé Trịnh Hưng (8 tuổi) và Khánh Ly (7 tuổi) có vinh dự được gánh lộc cho làng. Năm nay, các thành phần tham gia chính đều là người của xóm 1, làng Thổ Hà.

Lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng. Năm 2012, lễ hội Thổ Hà được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ rước chính thức bắt đầu từ 10h sáng, xuất phát từ miếu xóm 1, sau đó kết thúc lúc 12h trưa tại đình làng. Đi đầu là cờ Tổ quốc cỡ lớn, bề rộng hơn 4 m2.
Tiếp theo là Tổng cờ. Người có vinh dự đảm nhiệm vai này là anh Cáp Trọng Trường (47 tuổi).

Gây sự chú ý đối với người tham dự hơn cả là hình tượng ba vị Tam đa (Phúc - Lộc - Thọ) và hai em nhỏ đóng vai Tiểu đồng, Ngọc nữ. Lần lượt từ trái sang, ông Lộc do ông Cáp Trọng Tuấn đóng, ông Trịnh Giang Hòa trong vai ông Thọ (giữa) và ông Cáp Trọng Hưng giả làm ông Phúc.

Nhân vật Ngọc nữ xinh đẹp do bé Huyền ở xóm 1 hóa thân, còn Tiểu đồng do bé Khôi đảm nhiệm.

Kiệu Thánh, kiệu Mẫu cùng bàn thờ ngai vị đi kèm với đội múa sinh tiền.

Đội bát nhã với kèn, trống, nhị, thanh la.

Đi sau 3 vị Tam đa và Tổng cờ là Tổng kiếm (ảnh), Tổng tiết và Tổng chiêng. Mỗi ông đại diện cho một đoàn quân.

Đội chấp kích đi theo sau vị Tổng kiếm.

Trong lễ rước còn có cả một con bê đã thịt còn nguyên hình.

Theo sau bê là lợn quay.

Đoàn rước dù không còn là lạ nhiều năm gần đây nhưng vẫn thu hút sự chú ý của rất nhiều dân làng.

Tuyến đường rước chỉ ngắn khoảng dưới 500 m, tuy nhiên phải mất 2 giờ, đoàn mới tới đình làng để làm lễ tế do có nhiều thủ tục.

Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là một trong ba trung tâm gốm sứ có tiếng của người Việt. Dấu vết còn lại của làng là những mảng nhà, hàng rào… được xây bằng các phế phẩm gốm khiến làng mang dáng dấp của một phế đô gốm.

Hội làng Thổ Hà mang đặc trưng riêng của vùng đất Kinh Bắc với những làn điệu quan họ quen thuộc được biểu diễn trên sông, sân đình. Lễ rước Thành hoàng làng được tổ chức trang trọng, cầu kỳ, dù chặng đường chỉ khoảng 300 m nhưng phải mất hai tiếng.

Hội hàng năm đều có tế lễ, hát văn ban ngày, diễn tuồng ban đêm, diễn ra từ ngày 20 đến 22/1 âm lịch. Riêng ngày 21/1 âm lịch hai năm một lần có lễ rước hoành tráng như trên.

Tai sao doi xoa bo Tet ta? hinh anh

Tại sao đòi xóa bỏ Tết ta?

0

Vừa qua, trên một tờ báo ở TP HCM, một vị tiến sĩ kinh tế nổi tiếng đã đưa ra ý kiến cá nhân là nên tính tới phương án gộp Tết ta vào Tết tây như người Nhật từng làm.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Hoàng Hà - Lê Hiếu

Video: Duy An

Bạn có thể quan tâm