Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Ba ơi, bưu điện có màu gì ghê vậy?'

Giật mình, chói mắt, màu sắc thiếu nhã nhặn, không hài hòa với tổng thể cảnh quan khu vực... là nhận định của đa số độc giả khi Bưu điện TP.HCM được "thay áo" mới.

Tòa nhà Bưu điện TP.HCM trước và sau khi sơn mới

Tòa nhà Bưu điện TP.HCM được sơn mới vàng chói khiến nhiều người dân phản ứng và cho rằng màu này trông giống một ngôi chùa.

Phá hỏng sự cổ kính?

Thường dẫn con vào chơi tại khu vực Bưu điện TP.HCM, độc giả Nguyễn Nguyên cho hay, anh không ưa màu sơn phủ lên bưu điện của thành phố. “Buổi chiều tôi có thói quen hay dẫn con (gần 3 tuổi) đi bộ qua Bưu điện. Hôm qua cháu hỏi: “Ba ơi, bưu điện có màu gì ghê vậy? Tôi chỉ biết trả lời: Ừ ghê thiệt…”, anh Nguyên thuật lại.

Hình ảnh Bưu điện TP.HCM trước và sau thi
Hình ảnh Bưu điện TP.HCM trước và sau thi "thay áo".

“Sắc gì mà chói thế!” là cảm nhận của chị Ngọc Linh (Hà Nội). Theo chị Linh, dù không phải kiến trúc sư, cũng không phải làm trong ngành mỹ thuật nhưng nhìn màu sơn chị thấy rất khó chịu, chói mắt. Bên cạnh đó, do màu nổi nên những hoa văn đặc sắc bên ngoài tòa nhà bị chìm xuống.

Đồng quan điểm này, độc giả Quách Cường chia sẻ: “Hãy so với Nhà hát thành phố đã được trùng tu, sơn lại với Bưu điện thành phố bây giờ. Sử dụng màu sắc không có sự hài hòa giữa không gian của Nhà thờ Đức Bà và các công trình kiến trúc xung quanh. Thật là đáng buồn!”.

Giật mình với màu sơn của Bưu điện TP.HCM

Câu chuyện tòa nhà Bưu điện TP.HCM bị phủ lên màu vàng chói của “ngành bưu điện” đang vấp phải sự phản ứng của dư luận và giới chuyên môn.

Rất nhiều độc giả cho rằng, màu sơn cũ của Bưu điện thành phố đơn giản, trang trọng bao nhiêu thì màu mới giống màu sắc của đình chùa. Bạn đọc Sa Thiên viết: “Ngày nào tôi cũng đi làm qua đây. Mùa này trời mát mẻ, chứ đến tháng 4, 5 nắng nóng, nhìn vào màu sơn chỉ làm cho bực bội trong lòng”.

Bạn Lê Minh ví von, Bưu điện thành phố khoác chiếc áo mới giống như cô gái mặc chiếc áo in hình hoa lá lòe loẹt trong bữa tiệc của những người mặc đầm và complet sang trọng.

Chỉ là chưa quen mắt?

Trái ngược với thái độ phản đối kịch liệt của nhiều độc giả, một nhóm độc giả lại cho rằng mọi người phản đối vì chưa quen mắt, và một thời gian sau màu sắc vừa sơn sẽ dịu dần.

Từ góc độ của một kiến trúc sư, độc giả Bùi Khoa cho biết màu sơn này không quá nổi, giải thích của đại diện bưu điện thành phố có thể chấp nhận được. “Tuổi thọ của một công trình là cả trăm năm, có khi mới, khi cũ, để thể hiện nó đang sống. Đâu phải cứ di tích là rêu mốc, là bạc thếch. Nếu không rêu thì phải trồng rêu, nếu không bạc thì phải chà cho bạc?". 

Còn theo bạn đọc Hoàng Lập màu sơn của Bưu điện TP.HCM không khác gì màu Nhà hát lớn Hà Nội lúc mới sơn lại. Tuy mới nhìn chói, nhưng khoảng một năm sau là dịu đi.

Anh Minh Anh (người sinh ra và lớn lên tại TP.HCM) nhận định: “Tôi thấy đẹp. Thời gian sau màu sơn sẽ "nhả" ra, màu vàng sẽ nhạt lại là vừa. Nên quan tâm tới chất liệu sơn có đảm bảo hơn là tranh luận về màu sắc”.

Kỹ tính hơn, bạn Nguyễn Trần chia sẻ quan điểm đây là công trình, di tích thắng cảnh của thành phố, là tài sản gắn bó với người dân, nên trước khi làm những việc rất quan trọng như trùng tu, các cơ quan chức năng cần có sự bàn bạc kỹ, lấy ý kiến các cơ quan liên quan để đi đến thống nhất.

Chia sẻ với Zing.vn, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, Bưu điện TP.HCM là một công trình di sản, đồng nghĩa với việc nó như tài sản của công chúng nên cần phải nghe theo tiếng nói của người dân, không thể tự ý làm.

“Nếu có quá nhiều tiếng nói phản đối thì chính quyền nên nghe theo đa số. Sở Kiến trúc TP.HCM cũng cần có tiếng nói, nếu cần thiết nên tổ chức một cuộc họp để bàn bạc…”, tiến sĩ Liêm cho hay.

Bên trong tòa Bưu điện vắt qua 3 thế kỷ ở Sài Gòn

Bưu điện trung tâm là một trong những công trình biểu tượng về kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh, nơi đón đông đảo người dân, du khách làm dịch vụ thư tín và tham quan hàng ngày.

Thiên Lam (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm