Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Australia gửi thêm 30 xe bọc thép cho Ukraine

Australia ngày 27/10 cho biết sẽ gửi thêm 30 xe bọc thép cho Ukraine, nâng tổng viện trợ của nước này cho Kyiv lên 455 triệu USD kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2.

Một chiếc xe bọc thép Bushmaster chờ được vận chuyển đến Ukraine. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Australia/AP.

"Chúng tôi cho rằng đây là một cuộc xung đột kéo dài", Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles nói với ABC.

“Ukraine cần được hỗ trợ lâu dài hơn để giải quyết cuộc xung đột này theo các điều kiện riêng”, ông Marles nói thêm, CNA đưa tin ngày 27/10.

Với gói hỗ trợ mới nhất, Australia đã cung cấp cho Ukraine khoảng 655 triệu AUD (tương đương 425 triệu USD) viện trợ kể từ khi xung đột diễn ra vào tháng 2.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã cảm ơn Australia về khoản viện trợ mới nhất.

"Xe bọc thép (Bushmaster) cho thấy hiệu quả tốt trên thực địa và chúng tôi cần nhiều hơn. Chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ sự hỗ trợ của Australia!", ông viết trên Twitter.

Australia là một trong những nước không thuộc NATO đóng góp lớn nhất vào viện trợ của phương Tây cho Ukraine. Quốc gia này đã cung cấp thiết bị quốc phòng, đồng thời cấm xuất khẩu quặng alumin và nhôm sang Nga. Australia cũng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hàng trăm cá nhân và tổ chức Nga.

Trước đó, vào ngày 8/9, TASS đưa tin Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cho biết vũ khí do phương Tây cung cấp cho Kyiv không đóng vai trò quyết định trong xung đột ở Ukraine.

"Theo ước tính của các chuyên gia, Mỹ và đồng minh đã chi khoảng 20 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm nay”, ông Nebenzya nói. "Nhưng tôi muốn khẳng định vũ khí từ phương Tây không đóng vai trò quyết định”.

Bên trong trực thăng Ka-52 Nga chiến đấu ở Ukraine Bộ Quốc phòng Nga hôm 21/10 công bố video trực thăng Ka-52 của quân đội nước này bắn tên lửa vào các vị trí của lực lượng vũ trang Ukraine.

Australia đảo ngược tuyên bố về Tây Jerusalem

Ngoại trưởng Australia cho biết nước này duy trì quan điểm đã tồn tại từ lâu rằng vấn đề Jerusalem cần được giải quyết thông qua đàm phán giữa Israel và Palestine.

Mỹ lo thiếu tàu ngầm vì AUKUS

Với việc năng lực của các cơ sở đóng tàu ngầm quân sự tại Mỹ có hạn, Washington có thể phải đắn đo trước quyết định đóng tàu ngầm hạt nhân cho Australia ngay trên đất Mỹ.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm