ATM và Mercedes: Thói quen tiêu dùng mới của người Triều Tiên
Thứ năm, 24/8/2017 17:22 (GMT+7)
17:22 24/8/2017
Siêu thị đông nghịt người, hàng nội địa và nhập khẩu bày bán song song, thanh toán với thẻ ATM phổ biến... Triều Tiên những năm gần đây có nhiều thay đổi trong thói quen tiêu dùng.
Những năm 1990, Triều Tiên gần như tê liệt khi Liên Xô sụp đổ. Lũ lụt, kinh tế kém phát triển khiến người Triều Tiênphải tự đẩy mạnh sản xuất và trao đổi hàng hóa để đổi nhu yếu phẩm. Nền kinh tế thị trường từ đó đã dần thành hình.
Dù nhiều tuần qua thế giới hướng sự chú ý vào những đe dọa tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
vẫn luôn ưu tiên phát triển song song cả quân sự và kinh tế. Dưới thời ông Kim Jong Un, kinh tế Triều Tiên đặt người tiêu dùng vào trung tâm, giúp thúc đẩy tăng trưởng và đem về nhiều lợi ích cho quốc gia.
Theo kế hoạch kinh tế 5 năm mà ông Kim Jong Un công bố tháng 5 năm ngoái, các nhà máy Triều Tiên ưu tiên sản xuất nhiều hàng tiêu dùng chất lượng cao hơn. Các quản lý cũng được tự do quyết định làm gì, trả lương bao nhiêu và hoạch định các kế hoạch liên doanh. Ảnh chụp bao bì loại kem vị tảo xoắn của May Day Stadium. Thương hiệu kem Triều Tiên này có đến 120 vị.
Dọc theo những con đường dẫn vào thành phố, người bán hàng rong bày bán trái cây, rau củ và thực phẩm khác. Còn phía trong các thành phố, chợ, cửa hàng và khu mua sắm đông kín người. Kệ hàng chất đầy những sản phẩm nội địa như thuốc lá, nước ngọt, bim bim và súp ăn liền.
Bất chấp những lệnh trừng phạt ngặt nghèo, sản phẩm tiêu dùng vẫn đổ về Triều Tiên từ khắp nơi trên thế giới. Người Triều Tiên có thể bỏ 0,8 USD để mua một lon cà phê Pokka của Nhật Bản. Họ cũng có thể mua một chiếc Mercedes-Benz Viano, tuy không phải lúc nào cũng dễ dàng, với giá 63.000 USD.
Taedonggang - hãng bia cao cấp của Bình Nhưỡng - mới cho ra mắt loại bia thứ 8. Người Triều Tiên đặc biệt thích bia.
Nhiều sản phẩm sản xuất tại Bình Nhưỡng được bày bán ở vùng nông thôn và ngược lại. Dù việc sử dụng ngoại tệ như USD vẫn còn rộng rãi, ngày càng nhiều người Triều Tiên dùng thẻ ngân hàng nội địa, đánh dấu sự trở lại của niềm tin vào sự ổn định của nội tệ. Việc thanh toán bằng thẻ ATM hiện cũng trở nên phổ biến ở đất nước này.
Giới chức Triều Tiên chỉ đạo các cửa hàng ở Bình Nhưỡng đưa ra các biện pháp có lợi cho người tiêu dùng để kích cầu như tăng thời gian mở cửa, làm phong phú hơn những chương trình khuyến mãi và giảm giá. Người mua hàng còn có thể đăng ký thẻ thành viên để tích điểm hưởng ưu tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo tăng sản xuất hàng nội địa không chỉ nhằm nâng cao đời sống cho người dân mà còn để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Việc gần như toàn bộ hoạt động thương mại của Triều Tiên được thực hiện với Trung Quốc, cộng thêm các lệnh trừng phạt quốc tế gây ra mất cân đối lớn trong cán cân thương mại.
Khoảng cách giàu nghèo tại Triều Tiên cũng đang ngày càng lớn khi chỉ người giàu ở thủ đô hưởng lợi nhiều từ nền kinh tế mới. Cạnh tranh và những thay đổi khác đặt chính phủ trước nhiều thách thức, khó khăn mới.
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay ban hành lệnh cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Triều Tiên, thực thi nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng mà LHQ thông qua đầu tháng này.
Thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc tiết lộ các công ty may mặc của nước này đang tăng cường sử dụng nhà máy ở Triều Tiên nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ.
"Chủ quyền và nền độc lập của đất nước không phải là vấn đề có thể thương lương được", Tổng thống José Raúl Mulino lên tiếng sau tuyên bố "đòi lại" Kênh đào Panama của ông Trump.