Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ASEAN lo ngại về căng thẳng trên biển Đông

Tại thủ đô Myanmar, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trên biển Ðông thời gian qua và kêu gọi sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Ðông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon - Ảnh: Bộ Ngoại giao
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt tay Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Ðông Á trong hai ngày 12 và 13/11 là sự kiện ngoại giao quốc tế lớn nhất tại Myanmar kể từ khi quốc gia này thực hiện chiến dịch cải tổ chính trị.

Ngoài các nhà lãnh đạo khu vực ASEAN, các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi... đều có mặt ở Nay Pyi Taw.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN, Tổng thống Myanmar Thein Sein đánh giá cao nỗ lực của Ðông Nam Á nhằm kết nối thị trường các nước ASEAN, giảm hàng rào thương mại và thuế quan để tiến tới việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.

Và căng thẳng trên biển Ðông là vấn đề nóng nhất tại hội nghị.

Bế mạc APEC 22: ​Kết nối châu Á - Thái Bình Dương

Hội nghị cấp cao APEC 22 đã kết thúc hôm 11/11 với hai tuyên bố của các lãnh đạo và 4 văn kiện kèm theo.

Cần sớm đạt được COC

Tuyên bố chung của Hội nghị ASEAN cho biết lãnh đạo các nước khu vực tiếp tục quan ngại sâu sắc về các diễn biến trên biển Ðông trong thời gian qua. ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Ðông, đặc biệt là việc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Các nhà lãnh đạo ASEAN yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định trong Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Ðông (DOC), đặc biệt là việc thực hiện kiềm chế và không làm phức tạp thêm, mở rộng hay làm gia tăng căng thẳng. ASEAN cũng kêu gọi đẩy mạnh thương lượng thực chất ASEAN - Trung Quốc để sớm đạt được COC.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn nêu rõ các vấn đề về biển Ðông. Thủ tướng cho rằng đến nay tình hình biển Ðông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những việc làm này trái với quy định của DOC. Do đó, ASEAN cần chủ động và có trách nhiệm hơn nữa trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Thủ tướng cũng cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần sớm đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được COC có tính ràng buộc.

ASEAN thảo luận về IS, Ebola trong hội nghị cấp cao

Thành lập cộng đồng ASEAN hội nhập hơn, mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và dịch sốt xuất huyết Ebola là những vấn đề các nhà lãnh đạo ASEAN thảo luận hôm nay.

Tiếp tục gây áp lực

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đánh giá đến nay ASEAN và Trung Quốc vẫn chưa đạt được những tiến bộ thực chất về việc thực thi các hướng dẫn của DOC và xây dựng COC. Các cuộc đàm phán diễn ra rất chậm chạp.

Học giả Ian Storey của Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á (Singapore) cho rằng khó có bước đột phá nào về COC tại Hội nghị ASEAN. “Trung Quốc đang tìm cách kéo dài các cuộc đàm phán về COC. Phải vài năm nữa mới có thể có được thỏa thuận cuối cùng”, ông Storey nhận định.

Một số nhà phân tích cho rằng Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp hòa bình trên biển Ðông. Các quan chức Mỹ cũng cho biết tại Hội nghị APEC Bắc Kinh vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thẳng thắn nêu rõ với Trung Quốc các lo ngại của Washington về vấn đề biển Ðông.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Reuters, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết tại Hội nghị ASEAN - Trung Quốc hôm 13/11, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ yêu cầu Trung Quốc phải kiềm chế về đòi hỏi chủ quyền trên biển Ðông. “Chúng ta đang chứng kiến khoảng cách quá lớn giữa các cam kết chính trị và hành động thực tế”, ông Lê Lương Minh nhấn mạnh.

Bình luận về Hội nghị ASEAN, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cũng cho rằng Trung Quốc cần giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và đàm phán. “Không thể để xảy ra việc một nước lớn có quyền bắt nạt nước nhỏ”, ông Rhodes khẳng định.

Hôm 12/11 lãnh đạo các nước ASEAN đã nhóm họp với Ấn Ðộ và Nhật. Ngày 13/11, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ nhóm họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Dự thảo tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc xác nhận quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương, đặc biệt trong 11 lĩnh vực ưu tiên, bao gồm nông nghiệp, công nghệ, đầu tư, nhân lực, y tế, môi trường...

Về vấn đề khủng bố, ASEAN tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn công dân Ðông Nam Á tới Iraq và Syria gia nhập các nhóm khủng bố, trong đó có Nhà nước Hồi giáo (IS). Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế để chống chủ nghĩa khủng bố và bạo lực.

Thủ tướng hội kiến Tổng thư ký LHQ

Bên lề Hội nghị ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên có trách nhiệm của LHQ.

Tổng thư ký Ban Ki Moon đánh giá cao việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ và bày tỏ mong muốn đến thăm Việt Nam. Về tình hình biển Đông, Tổng thư ký Ban Ki Moon khẳng định các tranh chấp cần được giải quyết trên cơ sở đối thoại, các bên không có hành động gây căng thẳng. Ông hi vọng các hội nghị khu vực sẽ là cơ hội để các bên liên quan giải quyết vấn đề và LHQ sẵn sàng hỗ trợ.

Trung Quốc dùng ụ nổi lấn biển trái phép ở Biển Đông

Tuần báo quốc phòng Jane’s ở London (Anh) cho biết Trung Quốc đang lên kế hoạch phát triển các ụ nổi để hỗ trợ dự án cải tạo đất và lấn biển trái phép ở khu vực Biển Đông.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141112/asean-lo-ngai-ve-cang-thang-tren-bien-dong/670982.html

Theo Hiếu Trung/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm