Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ASEAN đang xem xét đề nghị EU tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á

VN mong muốn EU đóng góp hơn nữa cho sự phát triển, hòa bình và ổn định khu vực, cho biết sẽ cùng ASEAN xem xét đề nghị chính thức trở thành thành viên EAS của liên minh này.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về triển vọng Liên minh châu Âu EU chính thức tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN xem xét đề nghị của EU trở thành thành viên của diễn đàn Cấp cao Đông Á trên cơ sở đồng thuận chung của ASEAN, và khi cơ chế này xem xét mở rộng thành viên".

"Việt Nam mong muốn EU tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực hơn nữa vào các cơ chế hợp tác khu vực của ASEAN, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác, phát triển, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực", người phát ngôn cho hay.

Đại diện Bộ Ngoại giao đánh giá quan hệ hợp tác ASEAN - EU thời gian qua "đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều mặt. Việt Nam đánh giá cao việc EU tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng".

EU tham gia EAS anh 1
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Tiến Tuấn.

Ra đời năm 2005, Cấp cao Đông Á (EAS) là diễn đàn của các nhà lãnh đạo ASEAN với các nhà lãnh đạo của 8 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Mỹ. EAS đối thoại về các vấn đề kinh tế, chính trị và chiến lược lớn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Đông Á, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo.  

Hội nghị Cấp cao Đông Á hoạt động thông qua các kỳ họp cấp cao hàng năm do ASEAN chủ trì tiếp theo sau Hội nghị cấp cao ASEAN. Đến nay, EAS đã họp được 12 lần.

Tăng cường quan hệ đối tác Á – Âu năng động và gắn kết

Các thống đốc cho rằng ASEF sẽ tiếp tục là cầu nối quan trọng, thúc đẩy sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đóng góp vào nỗ lực của ASEM trong quan hệ đối tác Á – Âu.

Tứ giác Kim cương: 'NATO của châu Á' và sự trỗi dậy của Trung Quốc

Các chuyên gia trao đổi với Zing.vn bác bỏ khả năng "Tứ giác Kim cương" sẽ là NATO của châu Á nhưng cho rằng nó sẽ đóng góp vào "trật tự dựa trên luật pháp" tại khu vực.


Ngụy An

Bạn có thể quan tâm