Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

AP xóa đoạn tweet khuyên tránh dùng cụm 'người tâm thần', 'người Pháp'

Hãng thông tấn Mỹ Associated Press đã lên tiếng xin lỗi sau khi đưa ra một danh sách các thuật ngữ có thể phi nhân hóa, bao gồm từ “người Pháp” (the French).

Một thợ làm bánh cầm quốc kỳ Pháp khi biểu tình yêu cầu chính phủ tăng viện trợ trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt. Ảnh: Reuters.

Tài khoản Twitter của Associated Press Stylebook đã phải xin lỗi người dùng và xóa bài đăng hướng dẫn sử dụng mạo từ “the” trong những từ chỉ người, Guardian đưa tin ngày 28/1.

Tweet ban đầu của AP là "Chúng tôi khuyến cáo tránh dùng mạo từ "the" chung chung và thường có ý phi nhân hóa, ví dụ như người nghèo (the poor), người có vấn đề thần kinh (the mentally ill), người Pháp (the French), người có trình độ đại học (the college-educated)...".

Associated Press Stylebook là một trong những hướng dẫn đáng tin cậy nhất để sửa lỗi sử dụng tiếng Anh cho các nhà báo.

“Chúng tôi không có ý xúc phạm. Viết người Pháp (French people), công dân Pháp (French citizens) là chính xác. Nhưng dùng mạo từ “the” cho bất kỳ ai có thể phi nhân hóa họ và ngụ ý một khối hơn là các cá nhân đa dạng”, AP Stylebook viết trên Twitter ngày 28/1, sau khi dòng tweet ban đầu bị chế giễu và gây ra phản ứng.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên các bạn nên tránh dùng từ “the” để chỉ chung một nhóm người, ví dụ như người nghèo, người tâm thần, người giàu (the wealthy), người tàn tật (the disabled), người có trình độ đại học”, tweet viết thêm.

“Thay vào đó, hãy sử dụng những từ như những người có vấn đề tâm thần (people with mental illnesses) hoặc những người giàu (wealthy people). Chỉ sử dụng những từ này khi có liên quan đến bài viết. Hãy mô tả cụ thể hơn nếu có thể, chẳng hạn như những người có thu nhập dưới mức nghèo đói (people with incomes below the poverty line)”, AP Stylebook chia sẻ.

Cơ quan này đã bị chế giễu sau khi đăng tải hướng dẫn ban đầu.

Đại sứ quán Pháp tại Mỹ nói đùa rằng họ nên đổi tên thành Đại sứ quán mang tính chất Pháp (Embassy of Frenchness).

“Chúng tôi thực sự muốn biết giải pháp thay thế cho từ ‘the French’ sẽ là gì”, Pascal Confavreux, người phát ngôn của Đại sứ quán Pháp tại Mỹ nói với New York Times.

“Không có gì mất tính người bằng việc được coi là một người Pháp. Thay vào đó, những cá nhân như vậy nên được coi là ‘trải qua tính Pháp’ và xứng đáng nhận được lời cầu nguyện của chúng ta”, nhà văn Sarah Haider mỉa mai.

Ian Bremmer, một nhà khoa học chính trị, đề xuất thay thế bằng cụm từ “những người trải nghiệm tính Pháp” (people experiencing Frenchness).

Trong khi đó, nhà báo Nicholas Kristof của tờ New York Times nhận định: “Nói ‘the French’ là phi nhân hóa, thật sao? Tôi ước gì chúng ta dành ít thời gian hơn để phức tạp hóa ngôn ngữ và dành nhiều thời gian hơn để cố gắng thực sự giải quyết vấn đề”.

“Ví dụ ‘the French’ hay ‘the college educated’ là một nỗ lực cho thấy rằng không ai nên bị dán nhãn, dù là truyền thống hay khuôn mẫu, được nhìn dưới góc độ tích cực, tiêu cực hay trung lập”, Lauren Easton, phó chủ tịch truyền thông doanh nghiệp của AP, nói với tờ Le Monde.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Meta sẽ mở khóa tài khoản Facebook và Instagram của ông Trump

Tập đoàn Meta hôm 25/1 thông báo sẽ khôi phục tài khoản Facebook và Instagram của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vài tuần tới.

Thí nghiệm lớn để biến AI thành 'nhà báo'

Website công nghệ CNET đã khiến truyền thông phải chú ý khi xuất bản những bài báo hoàn toàn sử dụng trí tuệ nhân tạo. Song, quá trình này đã tồn tại nhiều lỗ hổng.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm