Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Áp dụng khôn ngoan quy tắc màu sắc 60-30-10

Quy tắc màu sắc 60-30-10 trong nội thất được áp dụng theo nhiều cách sáng tạo. Bạn có thể sử dụng màu nổi bật trên nền trắng, hoặc tạo sự tương phản với các tông màu khác nhau.

Với quy tắc 60-30-10, 60% là màu chủ đạo, 30% là màu trang trí, cuối cùng là 10% màu điểm nhấn.

Với quy tắc 60-30-10, 60% là màu chủ đạo, 30% là màu trang trí, cuối cùng là 10% màu điểm nhấn.

60-30-10 là một trong những nguyên tắc phối màu cơ bản trong nội thất. Theo đó, màu chủ đạo được áp dụng cho 60% diện tích (tường, trần, sàn nhà); màu trang trí dành cho 30% không gian (thảm sàn, tủ, sofa); và màu điểm nhấn sẽ được lựa chọn cho 10% còn lại (tranh ảnh, đồ trang trí).

Việc ứng dụng quy tắc nêu trên sẽ giúp căn nhà của bạn có được màu sắc hài hòa, cân đối, đồng thời vẫn có điểm nhấn riêng.

Dưới đây, bạn có thể tham khảo những gợi ý của Living etc để vận dụng sáng tạo quy tắc này trong không gian của mình.

phoi mau anh 1
phoi mau anh 1
Các tông màu đất và thực vật là sự kết hợp hài hòa với nhau.
phoi mau anh 3
phoi mau anh 3

Các tông màu đất và thực vật là sự kết hợp hài hòa với nhau.

Chọn tông đất

Nếu muốn căn nhà của mình mang cảm giác bình yên, êm dịu, bạn có thể chọn ba tông màu đất, thực vật và áp dụng quy tắc 60-30-10.

Ví dụ, nhà thiết kế Lisa Dawson (Anh) kết hợp màu nâu socola, xanh ô liu nhạt và trắng kem trong một dự án của mình.

Trong đó, xanh ô liu là màu chủ đạo, được sử dụng trên cửa và phào chỉ; còn sắc nâu là màu phụ đạo.

Ngoài ra, cô bổ sung màu đỏ ở đèn ngủ và phụ kiện để tạo điểm nhấn xuyên suốt. Thảm hoạt tiết bàn cờ cũng phù hợp với tông màu của rèm cửa.

phoi mau anh 4
phoi mau anh 4
Các màu rực rỡ trở nên nổi bật hơn với nền trắng.
phoi mau anh 6
phoi mau anh 6

Các màu rực rỡ trở nên nổi bật hơn với nền trắng.

Sử dụng màu nổi bật trên nền trắng

Nếu bạn không muốn căn nhà của mình quá sặc sỡ với món nội thất màu sắc đậm, hãy chọn màu trắng làm chủ đạo cho tường và sàn nhằm giúp các món đồ nổi bật hơn, đồng thời tạo được sự cân bằng.

Trong một dự án của mình, nhà thiết kế của SG2 design (Australia) đã có một sự lựa chọn táo bạo. Màu vàng của sofa nổi bật nhất trong phòng, tiếp theo là màu xanh lá cây của cầu thang, và cuối cùng là ghế nhấn màu đỏ.

Cách kết hợp này khiến phòng khách ấn tượng hơn và đầy màu sắc rực rỡ.

phoi mau anh 7
phoi mau anh 7
phoi mau anh 9

Màu xanh biển cả tạo cảm giác tươi mát cho căn phòng

Chọn gam màu của vùng biển

Đôi khi, ba màu bạn chọn có thể làm toát lên không khí của một địa điểm, vùng đất.

Nhà thiết kế Brooke Copp Barton (Anh) đã sử dụng bộ ba màu sắc trang nhã của vùng biển và áp dụng lý thuyết 60-30-10.

Với những bức tường có màu xanh nước biển/xanh lá cây, anh phối đồ gỗ có gam màu đồng điệu để tạo ra một không gian êm dịu, thư giãn.

Sắc xanh tươi của vải trên ghế là màu trang trí, còn màu điểm nhấn thể hiện ở những chi tiết màu đỏ tạo sự tương phản và tăng thêm sống động.

phoi mau anh 10
phoi mau anh 10
phoi mau anh 12

10% màu điểm nhấn có thể được biến hóa đa dạng với vật liệu.

Áp dụng với vật liệu

Sử dụng quy tắc trang trí 60-30-10 với màu sắc tạo ra tác động rõ ràng. Nhưng ở những không gian khác, bạn có thể vận dụng sáng tạo và áp dụng quy tắc này cho vật liệu.

Theo nhà thiết kế Catherine Dal của Cat Dal Interiors (London), 10% không nhất thiết phải là màu sắc, mà có thể thay bằng chất liệu tạo sự tương phản, vui tươi.

Trong nhà bếp mang phong cách hiện đại, cô chọn tấm ốp màu xám nhạt (60%), đồ trang trí bằng gỗ óc chó (30%) và màu đỏ tía ở trên ghế quầy bar và giá sách mở là màu điểm nhấn.

phoi mau anh 13
phoi mau anh 13
phoi mau anh 15

Hai gam màu tương phản tạo ấn tượng mạnh cho thị giác.

Tạo sự tương phản

Phân chia màu sắc theo quy tắc trang trí có thể tạo ra sự tương phản trong không gian nội thất.

Ở nhà bếp này, nhà thiết kế của Mitchell + Corti Architects đã chọn hai màu tương phản là đen - trắng.

Màu cam là màu điểm nhấn, kết hợp tốt với 2 màu trung tính, mang lại độ bão hòa và độ sáng cho không gian.

Bạn có thể chọn 60% là nền trung tính, các màu lặng vì chúng hấp thụ ánh sáng tốt, 30% là màu tối hơn để tạo sự tương phản và 10% là các màu độc đáo, có thể dễ dàng thay đổi theo thời gian để mang lại cảm giác mới mẻ cho căn phòng.

phoi mau anh 16
phoi mau anh 16
phoi mau anh 18

Các gam màu nóng và lạnh bổ sung, cân bằng cho nhau.

Phối hợp các màu nóng và lạnh

Theo cách này, bạn có thể chọn màu lạnh là màu chủ đạo và màu ấm là màu điểm nhấn hoặc ngược lại.

Nhà thiết kế Elizabeth Hay (Singapore) cho biết cô thích sự tươi mát của màu trắng trên nền xanh đậm. Khi sử dụng các màu tối hơn, cô sẽ kết hợp với một màu tươi sáng hoặc màu trắng để nội thất không tạo cảm giác quá tối và nặng nề.

Trong căn bếp này, màu xanh đậm chiếm 60%, màu trắng sáng 30% tạo sự tươi mát và cuối cùng là 10% màu gỗ tăng cảm giác ấm áp.

phoi mau anh 19
phoi mau anh 19
phoi mau anh 21

Màu trung tính tạo cảm giác thư thái cho căn phòng.

Chọn màu trung tính đồng bộ

Bạn có thể tạo bảng phối màu trung tính từ quy tắc 60-30-10 với bộ ba màu dịu như xám, kem, nâu. Bảng màu này sẽ giúp không gian có được sự thanh bình và yên tĩnh.

Các tông màu lặng có thể kết hợp với các sắc thái màu kem mềm mại. Trong khi đó, các màu rực rỡ hơn, chẳng hạn như màu vàng hổ phách, đỏ đất hoặc xanh đậm được sử dụng để làm điểm nhấn. Nhờ vậy, không gian vừa có sự hài hòa và ấm áp, vừa hấp dẫn thị giác.

Tiệm cà phê mang sách tới để uống miễn phí ở TP.HCM

Quán cà phê “ Sài Gòn năm xưa” nằm trên đường Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1, TPHCM được trang trí theo phong cách Sài Gòn xưa, tạo nên một không gian ấm cúng và lãng mạn. Điều khác biệt ở đây là chiếc kệ dùng để "sách đổi sách", tức là khách hàng tới uống cà phê mang đến cuốn sách của mình và được đổi cuốn sách khác của quán mang về đọc.

Bài liên quan

Chọn phong cách nội thất cho phòng khách

Chọn phong cách nội thất cho phòng khách

Nếu yêu thích sự gọn gàng, ấm cúng, phong cách Bắc Âu là lựa chọn hợp lý cho phòng khách của bạn. Còn nếu muốn cá tính và phá cách hơn, bạn hãy thử thiết kế chiết trung.

Bích Ngọc

Ảnh: Living etc

Bạn có thể quan tâm