Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ANZ: Việt Nam là 'lò' đào tạo nhân lực trong khu vực

Trong năm 2016, ADB đã triển khai mô hình Việt Nam +1, giúp Việt Nam thành 'lò' đào tạo nhân lực nguồn cũng như chuyển giao kỹ năng cho các nước như Lào, Campuchia hay Myanmar.

Chương trình Việt Nam +1 một trong hai chương trình nằm trong sáng kiến xây dựng Đặc khu kinh tế Mekong của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cùng với Thái Lan +1. Trong khi Thái Lan +1 hướng tới chuyển giao công nghệ cho các nước trong đặc khu, Việt Nam +1 lại là mô hình hướng tới đào tạo nhân lực.

Viet nam dao tao nhan luc cho dong nam a anh 1
Tương quan các chỉ số của 5 nước thuộc đặc khu kinh tế Mekong. 

Minh chứng rõ ràng nhất của mô hình Việt Nam +1 chính là tại hai doanh nghiệp Ball Asia, doanh nghiệp sản xuất nhôm của Mỹ có trụ sở tại Việt Nam chuyên sản xuất lon cho Cocacola, và PEB steel, nhà sản xuất thép từ Việt Nam. Hai doanh nghiệp này đều đang có nhà máy tại đặc khu kinh tế Thilawa, đặc khu kinh tế đầu tiên của Myanmar kể từ khi nước này mở cửa phát triển.

Cụ thể, mỗi doanh nghiệp này hiện có 300 nhân viên. Cả hai doanh nghiệp đều đang áp dụng hình thức gửi nhân viên, công nhân sang Việt Nam nâng cao tay nghề hay mang nhân lực tay nghề cao từ Việt Nam sang để đào tạo nhân lực địa phương.

Đây là hình thức mà nhiều doanh nghiệp tại Myanmar, Lào hay Campuchia đang áp dụng để nâng cao trình độ nhân lực. Các doanh nghiệp này thường "trộn" lao động theo tỉ lệ 75% lao động địa phương và 25% từ Việt Nam sang để đào tạo nhân lực sở tại một cách tự nhiên.

Các doanh nghiệp tại ba nước này còn thường xuyên gửi công nhân sang Việt Nam theo các khóa đào tạo ngắn ngày về tay nghề. Các ngành đang có xu hướng sang Việt Nam đào tạo đang "hot" là kỹ thuật hàn, xuất nhập khẩu, marketing và quản trị nhân lực.

Viet nam dao tao nhan luc cho dong nam a anh 2
Sự đầu tư mạnh của các doanh nghiệp FDI lớn đã nâng cao mặt bằng tay nghề của lao động Việt Nam. Ảnh: Donga Ilbo.

 

ANZ nhận định với vai trò là hai trụ cột trong chương trình phát triển kinh tế tại tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam có thể góp phần nâng cao tay nghề của lao động, trong khi Thái Lan có thể cung cấp các giải pháp về công nghệ để hiện đại hóa quá trình sản xuất của các nước trong khu vực.

Ngoài việc đánh giá Việt Nam trở thành "lò" đào tạo lao động cho các nước thuộc đặc khu kinh tế Mekong, ngân hàng này cũng nhận định Việt Nam hiện là nước thu hút FDI mạnh trong tiểu vùng, đặc biệt là FDI từ các doanh nghiệp lớn như Samsung, Intel ...

Theo giáo sư Richard Promfet, đại học Adelaide (Úc), mô hình đặc khu kinh tế Mekong đã thành công hơn các mô hình trước đó ở việc chú trọng đến liên kết thực về cơ sở hạ tầng, tài chính, chiến lược thay vì tập trung vào hàng rào thuế quan giữa các nước.

Phó thủ tướng: Qua rồi thời cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ

Chia sẻ tại hội nghị Vietnam Summit ở TP.HCM sáng 3/11, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng việc thay đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang vấp phải nhiều thách thức.



Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm