-
Trước khi sang Paris (Pháp), Ánh Viên thi đấu khá thành công trên đất Nga. Tại Cúp thế giới diễn ra ở Moscow, Ánh Viên giành HCĐ nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân. Sau đó, cô tiếp tục giành HCB nội dung 400 m hỗn hợp cá nhân.
-
-
-
Thành tích 4 phút 38 giây 78 ở nội dung sở trường tại Giải vô địch thế giới giúp cô gái Cần Thơ đứng thứ 18 thế giới và thứ tư U20 thế giới.
-
Khi được hỏi, sau thành tích ở Cúp thế giới, Viên có được thưởng bằng cách gọi điện cho gia đình, HLV Đặng Anh Tuấn trả lời: "Ánh Viên cũng như người lính khi ra chiến trường, phải tập trung toàn bộ tinh thần cho nhiệm vụ của mình. Bởi chỉ cần một thoáng xao lãng là có thể bị kẻ thù bắn ngay. Thể thao đỉnh cao cũng giống như chiến đấu, phải nỗ lực không ngừng nghỉ mới có thành tích".
-
Ánh Viên nhận HCB tại Cúp thế giới diễn ra ở Moscow nội dung 400 m hỗn hợp cá nhân nữ. Ảnh: Getty Images.
-
Sau khi nhận tiền tỷ với thành tích 8 HCV cùng 8 kỷ lục ở SEA Games 28, quỹ thưởng của Ánh Viên tiếp tục tăng lên sau Cúp thế giới tại Moscow (Nga). Theo quy định tại Cúp thế giới, VĐV giành HCB và HCĐ được thưởng lần lượt 1.000 USD (khoảng hơn 20 triệu đồng) và 500 USD (khoảng hơn 10 triệu đồng). Tổng cộng, Ánh Viên được nhận hơn 30 triệu đồng sau giải đấu này.
-
Tại chung kết nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân diễn ra tại Paris ngày 15/8, Ánh Viên chỉ về thứ 4 với thời gian 2 phút 14 giây 01, kém tới hơn 1 giây so với thành tích ở nội dung này khi dự chặng 1 Cúp thế giới tại Moscow.
-
-
400 m hỗn hợp cá nhân là nội dung sở trường của Ánh Viên. Người hâm mộ kỳ vọng kình ngư Việt Nam sẽ giành huy chương ở nội dung này như cô từng giành được tại Moscow cách đây ít ngày. Ảnh: Getty Images.
-
Hình ảnh Ánh Viên thi chung kết nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân nữ tại Paris ngày đầu tiên. Ảnh: Getty Images.
-
Có 8 vận động viên tham gia chung kết 400 m hỗn hợp cá nhân nữ tại Paris, Pháp. Ánh Viên thi ở làn 6 với thành tích đăng ký là 4 phút 39 giây 66. Đây không phải là thành tích tốt nhất của Ánh Viên. Tại vòng loại giải Vô địch thế giới ở Kazan (Nga), Ánh Viên cán đích nội dung này với thời gian 4 phút 38 giây 78. Đây là kết quả tốt nhất của kình ngư người Cần Thơ ở nội dung 400 m hỗn hợp cá nhân.
-
Đêm nay diễn ra các nội dung chung kết tại Paris (Pháp) gồm:
- 50 m ngửa nam.
- 200 m ngửa nam.
- 100 m ngửa nữ.
- 100 m ếch nam.
- 50 m ếch nữ.
- 200 m ếch nữ.
- 50 m tự do nam.
- 200 m tự do nam.
- 1.500 m tự do nam.
- 100 m tự do nữ.
- 400 m tự do nữ.
- 200 m hỗn hợp nam.
- 400 m hỗn hợp nữ.
- 100 m bướm nam.
- 50 m bướm nữ.
- 200 m bướm nữ. -
Kỷ lục 400 m hỗn hợp cá nhân nữ hiện do VĐV người Trung Quốc Ye Shiwen giữ với thành tích 3 phút 29 giây 75. Ye Shiwen tạo ra kỳ tích này tại cuộc thi tại London (Anh) ngày 18/7/2012. Ảnh: Getty Images.
-
Ở nội dung chung kết 100 m tự do nữ, vận động viên người Katinka Hosszu (Hungary) giành huy chương vàng với thành tích 54 giây 30.
-
Katinka Hosszu quá mạnh trong các cuộc thi dành cho nữ. Ảnh: Getty Images.
-
Ở nội dung chung kết 200 m tự do nam, vận động viên Daniel Julian Smith giành huy chương vàng. Kình ngư người Australia về nhất với thành tích 1 phút 46 giây 50.
-
Ở chung kết nội dung 50 m ếch nữ, vận động viên Alia Atkinson của Jamaica giành HCV khi cán đích đầu tiên với thời gian 30 giây 85.
-
Ở chung kết nội dung 100 m ếch nam, huy chương vàng thuộc về Cameron Van Der Burgh. Vận động viên người Nam Phi hoàn thành chặng đua với thời gian 58 giây 97.
-
Cameron Van Der Burgh bắt đầu cuộc đua 100 m ếch nam đầy ấn tượng. Ảnh: Getty Images.
-
Ở nội dung chung kết 100 m bướm nam, tấm HCV thuộc về kình ngư Le Clos của Nam Phi. Anh về nhất với thành tích 51 giây 04.
-
Ban tổ chức trao giải cho các vận động viên giành huy chương. HCV thuộc về các VĐV Katinka Hosszu (100 m tự do nữ, Hungary), Daniel Julian Smith (200 m tự do nam, Australia), Alia Atkinson (50 m ếch nữ, Jamaica), Cameron Van Der Burgh (100 m ếch nam, Nam Phi) và Le Clos (100 m bướm nam, Nam Phi).
-
Ở nội dung chung kết 100 m ngửa nữ, vận động viên Emily Seebohm của Australia giành huy chương vàng. Anh về nhất với thời gian 58 giây 91.
-
Kết thúc nội dung chung kết 50 m ngửa nam, kình ngư nước chủ nhà Pháp, Camille Lacourt giành huy chương vàng với thành tích 24 giây 75.
-
Camille Lacourt hoàn thành xuất sắc bài thi. Ảnh: Getty Images.
-
Ở chung kết nội dung 200 m bướm nữ, Franziska Hentke giành huy chương vàng. Vận động viên người Đức về nhất với thời gian 2 phút 06 giây 58.
-
Chỉ có 4 vận động viên tham gia chung kết 200 m hỗn hợp cá nhân nam. Tấm huy chương vàng thuộc về kình ngư người Nhật Bản, Hiromasa Fujimori. Anh về nhất với thời gian 1 phút 59 giây 39.
-
Các vận động viên bước lên bục nhận giải. Huy chương vàng thuộc về Emily Seebohm (100 m nửa nữ, Australia), Camille Lacourt (50 m ngửa nam, Pháp), Franziska Hentke (200 m bướm nữ, Đức) và Hiromasa Fujimori (200 m hỗn hợp cá nhân nam, Nhật Bản).
-
Một số hình ảnh đẹp tại Cúp bơi lội thế giới ngày thi đấu thứ 2 tại Paris, Pháp. Ảnh: Getty Images.
-
Kết thúc nội dung 400 m tự do nữ, vận động viên Lindsay Vrooman của Mỹ giành huy chương vàng khi về nhất với thời gian 4 phút 07 giây 16.
-
Ở chung kết 50 m tự do nam, huy chương vàng thuộc về Josh Schneider. Kình ngư người Mỹ về nhất với thời gian 22 giây 11.
-
Kết thúc chung kết 200 m ếch nữ, kình ngư Vitilina Simonova (Nga) giành huy chương vàng. Cô hoàn tất chặng đua với thành tích 2 phút 25 giây 26 (kỷ lục thế giới ở nội dung này là 2 phút 19 giây 11).
-
Ở chung kết 200 m ngửa nam, vận động viên Le Clos có cú bứt phá ngoạn mục ở 50 m cuối cùng và đoạt huy chương vàng. Kình ngư người Nam Phi về nhất với thời gian 1 phút 57 giây 81. Kỷ lục thế giới ở nội dung này là 1 phút 51 giây 92.
-
Le Clos giành hai tấm HCV ngày thi đấu thứ 2 tại Paris ở nội dung 100 m bướm nam và 200 m ngửa nam. Ảnh: Getty Images.
-
Ban tổ chức trao huy chương cho các VĐV. Những người đoạt huy chương vàng gồm Lindsay Vrooman (400 m tự do nữ, Mỹ), Josh Schneider (50 m tự do nam, Mỹ), Vitilina Simonova (200 m ếch nữ, Nga) và Le Clos (200 m ngửa nam, Nam Phi).
-
Ba vận động viên nhận huy chương nội dung 200 m ếch nữ.
-
Kết thúc chung kết 50 m bướm nữ, vận động viên Beryl Gastaldello của chủ nhà Pháp giành HCV khi về đích đầu tiên với thành tích 26 giây 35. Kỷ lục thế giới nội dung này là 24 giây 43.
-
Ở chung kết 1.500 m tự do nam, vận động viên Gregorio Paltrinieri của Italy dẫn đầu phần lớn thời gian. Anh cũng là người về nhất với thành tích 15 phút 04 giây 98 qua đó đoạt HCV. Tại cuộc thi nội dung này ở Moscow (Nga) vừa qua, Paltrinieri cũng giành HCV với thời gian 14 phút 55 giây 06. Kỷ lục thế giới là 14 phút 31 giây 02.
-
Gregorio Paltrinieri được xem là ông vua marathon trên đường đua xanh. Ảnh: Getty Images.
-
Ở nội dung 400 m hỗn hợp cá nhân nữ, Nguyễn Thị Ánh Viên bơi vị trí thứ 3 ở 50 m bướm đầu tiên. Tuyên nhiên, sau đó kình ngư Việt Nam đánh mất lợi thế và bị tuột xuống vị trí thứ 4 ở 100 m ngửa. Đến 100 m ếch, Ánh Viên lại vươn lên thứ 3 và duy trì vị trí đó tới khi cuộc đua kết thúc. Ánh Viên giành HCĐ với thành tích 4 phút 42 giây 53. Trong khi VĐV giành HCV là Katinka Hosszu (4 phút 35 giây 80).
-
Ánh Viên bơi thứ 3 ở 50 m đầu tiên.
-
Kình ngư Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 4 ở 100 m ngửa.
-
Ánh Viên cách đích vị trí thứ 3 chung cuộc với thành tích 4 phút 42 giây 53, kém xa kết quả cô từng đạt được tại vòng loại giải VĐTG ở Kazan (4 phút 38 giây 78).
-
Hình ảnh Ánh Viên trên bục nhận huy chương.
-
Tại chung kết 400 m hỗn hợp cá nhân diễn ra ở Moscow (Nga), Ánh Viên giành HCB với thời gian 4 phút 40 giây 79, hơn gần 2 giây so với cuộc thi tại Paris (Pháp).
Ánh Viên giành HCĐ 400 m hỗn hợp tại Cúp thế giới ở Paris
Ở chung kết 400 m hỗn hợp tại Paris, Ánh Viên về thứ 3 với thời gian 4 phút 42 giây 53, kém xa thành tích cô từng đạt được tại vòng loại giải VĐTG ở Kazan (4 phút 38 giây 78).