Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?

Hiểu những mô hình tâm lý trong sách "Anh là ai, tôi là ai" của Carl Jung, bạn sẽ thấu suốt bất kỳ ai. Nó được xem là những nền tảng bí mật của nhân cách.

Anh là ai, tôi là ai của Carl Jung chính là nơi khởi phát đầu tiên của khái niệm hướng nội và hướng ngoại.

Jung khai sinh ra khái niệm và cách để phân định hướng nội và hướng ngoại như hai kiểu thái độ, hai cách ứng xử với con người, cuộc đời và chính bản thân mình.

Anh la ai,  toi la ai anh 1

Sách Anh là ai, tôi là ai. Ảnh: Ibooks.

Hiểu đúng về hướng nội và hướng ngoại

Cuốn sách sẽ giúp bạn giải quyết những hiểu lầm trước đó về nhận dạng tính cách dựa trên những biểu hiện, bạn sẽ tạo dựng được kỹ năng phân tích và nhìn sâu vào bên trong.

Trong Anh là ai, tôi là ai, Carl Jung đưa ra những phân tích về người hướng nội và hướng ngoại với nhiều điểm làm bạn bất ngờ.

Về người hướng ngoại, ông nhận định rằng, bên ngoài, người hướng nội tỏ ra lặng lẽ, có phần thu mình. Thực ra, họ là những người có ham muốn chiếm ưu thế, họ rất thích “khoe”, có điều cách khoe của họ cũng rất ngấm ngầm, chứ không phô trương.

Người hướng nội thực ra cũng rất thích kết nối với người khác. Họ là một dạng cầu tình điển hình. Họ thực sự phù hợp để làm việc teamwork, thay vì làm việc một mình độc lập như bạn vẫn tưởng.

Ý thức bản ngã của người hướng nội rất mạnh. Nhưng bản ngã vốn chỉ là một sản phẩm được “xây nên”, chứ không phải sinh ra đã có, không phải bản thân chủ thể.

Ở bề mặt ý thức của người hướng nội, đối tượng khách quan bị coi thường bao nhiêu thì ở vô thức, tầm quan trọng của nó được thổi phồng lên đáng sợ bấy nhiêu. Kết quả là bản ngã cố gắng tách rời và chỉ huy đối tượng khách quan dữ dội hơn.

Sau cùng, bản ngã của người hướng nội xây một bức tường vây quanh chính nó bằng một hệ thống phòng vệ thường trực nhằm giữ gìn ảo tưởng về ưu thế vượt trội của nó.

Cũng vì thế, theo Jung, người hướng nội thường ảo tưởng sức mạnh, vừa coi thường thế giới ngoại tại, vừa sợ hãi nó.

Trong khi đó, bạn cũng sẽ hiểu rằng, các quy tắc đạo đức chi phối hành động của người hướng ngoại thường ứng với những đòi hỏi của xã hội, nghĩa là: quan điểm đạo đức - phẩm hạnh đó phải được hầu hết mọi người chấp nhận.

Người hướng ngoại luôn có xu hướng điều chỉnh bản thân theo hoàn cảnh bên ngoài, đôi khi họ coi nhẹ cả thân thể mình, hoàn toàn “hiến dâng” mình cho những đòi hỏi khách quan.

Theo Jung phân tích, đây là mối nguy hại đến thân mà người hướng ngoại phải đối mặt.

Anh la ai,  toi la ai anh 2

Nhà tâm lý học Carl Jung. Ảnh: Trangtamly.

Thấu suốt chính mình, sống đời an yên

Sống trong đời sống, có nhiều khi bạn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, lạc lõng giữa đời. Bạn tìm mãi cũng không hiểu mình là ai, sức mạnh của mình nằm ở đâu. Mỗi ngày sống đều cảm thấy bất an, âu lo.

Thấy bản thân quá phức tạp, ngay chính mình cũng không hiểu nổi mình. Cuộc đời trao cho bạn quá nhiều định danh, và chính bạn đầy những hiểu lầm về mình.

Bạn không biết những định danh ấy từ đâu đến. Bạn không biết nhân cách mình được cấu thành như thế nào.

Quá nhiều câu hỏi giữa một đời ồn ào nhưng bước vào cuốn sách, bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức sâu sắc, gần gũi được trình bày mạch lạc, dễ hiểu nhất.

Cuốn sách Anh là ai, tôi là ai sẽ giúp bạn thực sự nhận biết những nền tảng bí mật của nhân cách; Trao cho bạn những tri thức kinh điển giúp bạn hiểu mình sâu sắc hơn bao giờ hết; Soi sáng những mô hình tâm lý nhờ đó bạn có thể thấu suốt bất ai.

Trong cuốn sách, Jung nhấn mạnh, hướng nội hay hướng ngoại không hề làm thay đổi bản chất của tư duy, nó chỉ định đoạt nét khác nhau giữa mọi người. Nét khác nhau này cũng từng được William James gọi là tính cách.

Đây không phải là cuốn sách cố gắng định danh và định vị bạn, nhưng nó dẫn dắt bạn đi đúng hướng trên hành trình dài trưởng thành, giúp bạn giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với thế giới, với con người và với chính bạn.

Đọc Anh là ai, tôi là ai bạn sẽ hiểu rằng, thực chất, thái độ làm nên tính cách, tính cách làm nên cuộc đời. Sau cùng, hướng nội hay hướng ngoại chỉ là cách bạn lựa chọn một thái độ sống.

Dù bạn là ai, bạn chắc chắn sẽ tỏa sáng nếu bạn có sự thấu suốt bản thân lẫn cuộc đời và con đường phía trước.

Carl Gustav Jung (1875-1961) là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, tâm lý trị liệu người Thụy Sĩ. Sáng lập một trường phái Tâm lý học mới là "Tâm lý học Phân tích"(Analytical Psychology) nhằm phân biệt với trường phái Phân tâm học của Sigmund Freud.

Psychological Types (Những mẫu hình tâm lý) là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của nhà tâm lý học trị liệu Carl Jung, là cuốn sách nổi tiếng nhất của ông.

'Bạn chỉ dốc lòng yêu 3 lần trọn vẹn'

Trước khi tìm được tình yêu hoàn hảo, chúng ta thường trải qua 3 loại tình yêu: Tình yêu tâm giao, tình yêu duyên nghiệp và cuối cùng là linh hồn sinh đôi của chính chúng ta.

Thủy Thủy

Bạn có thể quan tâm