Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Anh em 'sọ dừa' bán vé số ở Sài Gòn

Người đàn ông nhỏ thó "lăn lốc" như cục thịt trong chuyện cổ tích Sọ Dừa thay đổi cuộc đời sau khi may mắn gặp một người phụ nữ cùng cảnh ngộ, họ coi nhau là anh em.

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 1
Nằm lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ trên đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP HCM là ngôi nhà chừng 12 m2. Bên trong có hai anh em khuyết tật quê Phú Yên, hành nghề bán vé số đã được 16 năm. Bà Phan Thị Thu Vân (45 tuổi) cười như mếu khi nhớ lại: “Lúc ấy thấy ổng nằm lăn lốc như cục thịt ngoài đường, tui thấy tội. Vậy là rủ vào Sài Gòn, hai anh em thuê nhà ở chung, cùng nhau đi bán vé số kiếm sống. Chứ thấy ổng vậy tôi chịu không nổi”.

 

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 2
Ông là Võ Đình Sung (56 tuổi), thường ngồi bán vé số ở trường ĐH Y Dược TP HCM. Ông bị di chứng chất độc màu da cam, tay chân tiêu biến, lăn lốc như sọ dừa. Ông cho biết, sinh ra ở vùng quê hẻo lánh thôn Dốc Cát, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, Phú Yên.
Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 3
Cha không còn, mẹ mất khi vừa mới sinh ra. Ông Sung ở cùng nhà có 6 anh chị em nhưng không được lâu.

 

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 4
Ông buồn tủi ngủ lề đường và may mắn gặp được bà Vân cùng quê.

 

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 5

Hoàn cảnh bà Vân cũng không khá hơn ông Sung là bao. Bà bị sốt bại liệt lúc mang thai đứa con đầu lòng được 6 tháng. Chồng bà bỏ đi mất tăm không lời từ biệt. Bà ở vậy nuôi con khôn lớn, chật vật lo lắng cho con ăn học. Đến nay Tuấn Kiệt (con bà) đã học lớp 7 ở một trường bán trú tại TP HCM.

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 6
Ông Sung nhỏ thó, nhiều người đi đường rất dễ giẫm phải khi vô tình không thấy. Hàng ngày ông đi bán vé số, cố gắng dành dụm ít tiền phòng khi đau ốm, tuổi già.
Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 7
Ông kể có lần bị một xe 7 chỗ cán ngang lưng cũng vì tài xế không nhìn thấy mình, phải nhập viện cả tháng trời, điều trị không biết bao nhiêu tiền. Di chứng vết thương lâu ngày lại ê nhức.

 

 

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 8
Nhiều người thấy ông “lạ” đã vui vẻ mua giúp những tờ vé số ủng hộ. Ông vốn không có lợi thế như người bình thường khi phải ngồi một chỗ chờ khách.

 

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 9
Mỗi ngày bà Vân chở ông trên chiếc xe lăn đi bán vé số khắp Sài Gòn, đến khuya mới trở về nhà.

 

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 10
Ông ngồi sau bấu vào thành xe để cùng người em đi bán vé số. Hai con người với chiếc xe lăn, không ruột rà, không bà con thân thích cố bấu víu nhau, nương tựa nhau sống lay lắt qua ngày giữa Sài Gòn hối hả.
Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 11
Những lúc rảnh rỗi ông ghé nhà hàng xóm cũ để trò chuyện.

 

Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 12
Bà Vân chở ông đến địa điểm mưu sinh xong cũng rảo bước khắp nơi để có thể bán được nhiều vé số hơn. Hàng xóm thường cho bà Vân mượn điện thoại để dò vé số. Bà tuy không biết chữ nhưng vẫn có thể đọc được những con số.
Hai anh em bai liet ban ve so o Sai Gon anh 13
Buổi tối ông Sung bán vé số ở một quán nhậu trên đường Lý Thường Kiệt, quận 10.

 

Theo ông Trần Minh Trụ, tổ trưởng tổ 38, khu phố 3, phường 9, quận 10 (TP HCM), ông bà Sung, Vân thuộc diện khó khăn nhưng tự thân cả hai bán vé số kiếm sống mà không phụ thuộc vào ai. Ở xóm, hai ông bà sống chan hoà với mọi người nên ai thấy cũng thương.

Trương Thanh Tùng - Trương Khởi

Bạn có thể quan tâm