Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

An ninh bảo vệ 'tướng bà' 10 tuổi đề phòng bị bắt cóc cầu may

Nghi lễ rước "tướng bà" tại lễ hội đền Gióng, Sóc Sơn diễn ra sáng 30/1 trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của các dân phòng, bảo vệ, công an nhằm tránh bị bắt cóc cầu may phải chuộc về.

Tranh cướp lộc hoa tre, xô đổ bàn thờ tại đền Gióng Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) chính thức khai hội mùng 6 Tết Canh Tý. Sau lễ rước lên đền Thượng, hàng trăm người lao vào giật hoa tre lấy may trong ngày đầu năm mới.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 1

Nghi lễ rước "tướng bà" ở hội Gióng - Sóc Sơn (Hà Nội) luôn được lực lượng an ninh bảo vệ nghiêm ngặt do cô bé đóng vai chính là mục tiêu để nhiều kẻ xấu tìm cách bắt cóc cầu may. Theo người dân, đội cướp thường được tổ chức với vài chục người. Vì thế, lực lượng bảo vệ thường mang gậy tre, canh phòng cẩn mật. Nếu "tướng bà" bị cướp, dân làng sẽ phải mang tiền, xôi gà đi chuộc.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 2

“Tướng bà” được chọn là bé gái độ tuổi 9-12, có gương mặt xinh xắn, học giỏi, gia đình văn hoá, còn đủ cả ông bà nội, ngoại. Năm nay, em Nguyễn Hà Vy, 10 tuổi, ở thôn Yên Tàng là người đóng vai "tướng bà".

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 3

Tại lễ hội, cô bé được rất nhiều người đến mừng tuổi để cầu mong may mắn. Trước và trong khi làm lễ, kể cả người thân cũng không được gọi Hà Vy là con cháu mà phải gọi là “tướng bà”.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 4

Mẹ Hà Vy cho biết sáng nay, “tướng bà” đã dậy từ 3h30 để trang điểm. Gia đình rất vui vì tuyển chọn cả xã mới được một người và đã tổ chức ăn mừng, mời 2 bên nội ngoại.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 5

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, “tướng bà” được thay trang phục và bảo vệ nghiêm ngặt bởi lực lượng dân phòng để rời khỏi khu di tích. Xung quanh, một vài thanh niên hô to “cướp tướng bà đi” nhưng không được ai hưởng ứng. Nhiều năm về trước từng có em nhỏ đóng vai này bị bắt cóc, sau đó gia đình phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 6

Theo truyền thống, vào sáng sớm, thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, sẽ dâng hoa tre, tượng trưng cho những khóm tre xơ xác sau khi Thánh Gióng dùng để đánh giặc Ân.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 7

Để tránh hiện tượng tranh cướp, ban tổ chức đã dỡ hoa tre trong đền Thượng rồi cất vào hậu cung sau khi lễ thánh.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 8

Chỉ một phần nhỏ hoa tre được chuyển xuống để lễ ở đền Hạ và được bảo vệ nghiêm ngặt. Trước đây, dân làng có tục cướp hoa tre để cầu mong may mắn, được mùa. Nhưng từ 3 năm nay, sau khi những hình ảnh phản cảm về việc tranh cướp được đăng tải trên mạng, tục lệ này được xoá bỏ.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 9

Thay vào đó, ban tổ chức phát những giò hoa tre cho người đi lễ hội. Du khách sẽ đưa một số tiền tuỳ tâm (thường là 5.000 đến 10.000 đồng). Tuy nhiên, do số hoa tre có hạn mà số người xin lại đông, nên tình trạng chen lấn đã xảy ra.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 10

Các thôn dâng ngựa sắt, voi chiến, cỏ voi lên đức Thánh Gióng. Các đoàn mang voi, ngựa thường có người dẹp đường để vừa chạy, vừa hô vang.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 11

Điểm đặc trưng của lễ hội đền Gióng là khách đến dự được mời ăn cơm với cà, tương truyền được dùng để nuôi cậu bé Gióng lớn nhanh như thổi.

loc hoa tre o le hoi den Giong anh 12

Lễ hội đền Gióng diễn ra vào dịp mùng 6 Tết hàng năm, thu hút hàng nghìn người tham dự.

Việt Hùng

Bạn có thể quan tâm