Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ và Mỹ tìm cách giải quyết căng thẳng tại Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ấn Độ đã thảo luận tình hình Biển Đông cùng các biện pháp có thể giúp ổn định khu vực, trong bối cảnh Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo mới.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter thảo luận với giới chức Ấn Độ về tình hình Biển Đông. Ảnh: India Today
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter thảo luận với giới chức Ấn Độ về tình hình Biển Đông. Ảnh: India Today

Vấn đề Biển Đông là một điểm chính trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ashton Carter với Ngoại trưởng Sushma Swaraj và Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval tại New Delhi.
 
Việc Bộ trưởng Carter đi thẳng từ Việt Nam tới thăm Ấn Độ đã nhấn mạnh sự cần thiết về bình ổn tình hình tại Biển Đông bởi những “người đối thoại” Ấn Độ đã nhấn mạnh tới tự do hàng hải và quyền thăm dò dầu mỏ trong khu vực.

Vấn đề ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên như một ưu tiên chiến lược đối với cả Mỹ lẫn Ấn Độ, trong bối cảnh hai nước đã ra Tuyên bố tầm nhìn chung trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng Một.

Tuyên bố khẳng định: “Sự thịnh vượng của khu vực phụ thuộc vào an ninh. Chúng tôi (Mỹ và Ấn Độ) khẳng định tầm quan trọng của bảo vệ an ninh hàng hải, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên toàn bộ khu vực, đặc biệt ở Biển Đông".

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, đồng thời giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải thông qua tất cả biện pháp hòa bình, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển."

Hôm 31/5, phát biểu tại cuộc họp báo tổng kết một năm cầm quyền của Chính phủ Liên minh Dân Chủ Quốc gia (NDA), Ngoại trưởng Swaraj cũng khẳng định New Delhi sẽ tiếp tục thăm dò các lô dầu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Các quan chức tại New Delhi cho biết Chính phủ NDA, do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu, đang theo dõi chặt chẽ tình hình căng thẳng ở Đông Nam Á, bởi nó liên quan đến các lợi ích kinh tế và chiến lược của Ấn Độ, trong bối cảnh Chính phủ nước này đang tích cực triển khai chính sách “Hành động phía Đông”.

Các bằng chứng ngụy tạo của Trung Quốc ở Biển Đông

Không có bằng chứng và tài liệu đáng tin cậy để chứng minh "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc trên biển Đông, các học giả và quan chức Trung Quốc quay sang ngụy tạo bằng chứng.

Tàu chiến Ấn Độ cùng các nước ASEAN tập trận

4 tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã có mặt tại khu vực Biển Đông để chuẩn bị tham gia tập trận cùng 5 quốc gia ASEAN xung quanh khu vực tranh chấp với Trung Quốc.

http://www.vietnamplus.vn/an-do-va-my-tim-cach-giai-quyet-cang-thang-tai-bien-dong/326088.vnp

Theo Vietnamplus

Bạn có thể quan tâm