Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ mở cửa lại ngôi trường Đường Tam Tạng từng học

Trường đại học Phật giáo lâu đời nhất thế giới mà pháp sư nổi tiếng của Trung Quốc, Đường Tam Tạng, từng học tập cách đây 1.400 năm đã chính thức hoạt động lại từ tháng 9/2014.

Di tích trường đại học Nalanda. Ảnh: WCT
Di tích trường đại học Nalanda. Ảnh: WCT

Chính phủ Ấn Độ cùng 18 quốc gia Đông Á đồng thuận khôi phục lại hoạt động giảng dạy và học tập tại Đại học Nalanda kể từ năm 2014, trang Want China Times đưa tin ngày 7/9.

Phó hiệu trưởng Gopa Sabhrawal cho biết nhà trường đã nhận hơn 1.000 hồ sơ học viên từ 40 quốc gia, gồm cả một số nước phương Tây như Đức, Mỹ, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nhà trường chỉ chấp nhận hồ sơ của 15 học viên.

Học kì đầu tiên đã bắt đầu từ ngày 1/9. Lễ khai giảng chính thức dự kiến diễn ra vào giữa tháng 9. Nhà trường đặt kế hoạch thành lập một số khoa chuyên ngành về khoa học, triết học, khoa học xã hội và khoa học tâm linh dành cho bậc cao học và tiến sĩ trước năm 2020.

Kinh phí hoạt động của trường dựa vào mức đóng góp của các nước, như Trung Quốc ủng hộ 1 triệu USD, Singapore hỗ trợ 5 triệu USD, Australia đóng góp 930.000 USD.

Đại học Nalanda thành lập từ thế kỉ thứ 5 và trở thành trung tâm đào tạo Phật giáo, triết học, văn học và toán học lâu đời nhất thế giới. Một trong những học viên nổi tiếng của ngôi trường là nhà sư Huyền Trang, hoặc Đường Tam Tạng, từ Trung Quốc. Ông đã học ở đây trong 15 năm kể từ thế kỉ thứ 7. Ông chính là nhân vật hình mẫu để xây dựng nên bộ phim Tây Du Ký nổi tiếng.

Trường buộc phải ngưng hoạt động cách đây 800 năm sau khi một đội quân Hồi giáo do tướng Bakhtiyar Khilji dẫn đầu phá hủy ngôi chùa vào năm 1193.

10 đền, chùa nổi danh nhất châu Á

Châu Á là cái nôi của đạo Phật và phần lớn những tôn giáo, tín ngưỡng chính trên thế giới nên nơi đây cũng quy tụ những đền chùa quy mô lớn và độc đáo nhất hành tinh.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm