Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên của Mỹ'

Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông và Đông Nam Á nói rằng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên của chính quyền Mỹ.

Trả lời câu hỏi về các hành động quân sự hóa gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông và Đông Nam Á Joseph Felter cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta nên quan ngại, đó thật sự là điều đáng quan ngại. (Những hành động trên) rõ ràng là nỗ lực nhằm quân sự hóa các thực thể tranh chấp".

Ông bác bỏ ý kiến của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng các hành động của Bắc Kinh "không có ý đồ xâm lăng" và không ai nên lo lắng về việc đó.

chien luoc chau A cua My anh 1
Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông và Đông Nam Á Joseph Felter. Ảnh: L.A. Ciceroo/Stanford News.

Ông Felter cho biết chính sách của Washington đối với Biển Đông không thay đổi. Mỹ rất quan ngại các hành động trên và cam kết với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp tại khu vực.

"Chúng tôi không ủng hộ những hành động này. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tàu đến khu vực này hoặc bất kỳ nơi nào luật pháp cho phép", ông nói.

Cũng trong cuộc họp báo qua điện thoại ngày 4/5, ông Felter nói rằng Mỹ giữ vững cam kết của họ đối với việc duy trì an ninh, ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và khu vực này tiếp tục là ưu tiên của Washington.

"Chúng tôi muốn tiếp tục duy trì một hệ thống mở và tự do, cho phép các quốc gia trở nên thịnh vượng và có lựa chọn của riêng họ, đồng thời duy trì trật tự quốc tế, thực hành chủ quyền và sự độc lập của các quốc gia", ông nói.

chien luoc chau A cua My anh 2
Đá Chữ Thập, nơi mà Trung Quốc được cho là đã triển khai trái phép tên lửa. Ảnh: AFP.

CNBC dẫn các nguồn tin cho biết theo đánh giá của tình báo Mỹ, các hệ thống tên lửa đã được đưa đến đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trong vòng 30 ngày qua. Đây là 3 trong số 7 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp phi pháp.

Theo CNBC, tên lửa hành trình chống hạm YJ-12 có thể nhắm vào tàu thuyền trong bán kính 295 hải lý còn tên lửa đất đối không HQ-9B có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 257 km.

Reuters cho biết động thái này, nếu được xác nhận, sẽ đánh dấu lần đầu tiên tên lửa Trung Quốc được triển khai đến quần đảo Trường Sa, dù trước đó Bắc Kinh đã tiến hành các hoạt động xây dựng đường băng và cơ sở phi pháp tại đây.

Ấn Độ - Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không phải là thuật ngữ mới nhưng với những chuyển biến chính trị gần đây, khái niệm này mang tính chiến lược hơn bao giờ hết.

Khi hòn đảo hẻo lánh trở thành căn cứ quan trọng của Mỹ

Một hòn đảo từng nằm trong các chiến dịch quân sự của Mỹ hồi Thế chiến 2 nay trở thành một căn cứ giá trị trong chiến lược khẳng định sức mạnh Mỹ ở Thái Bình Dương.


Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm