Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ - Australia ký hiệp ước quân sự giữa căng thẳng với Trung Quốc

Ấn Độ và Australia hôm 4/6 đã ký một thỏa thuận tăng cường hợp tác giữa hai bên ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Thỏa thuận này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của Trung Quốc, theo Nikkei Asian Review.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Australia, Scott Morrison, đã đạt được thỏa thuận này trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa hai bên.

"Thỏa thuận liên quan đến việc hỗ trợ hậu cần lẫn nhau" cho phép sử dụng căn cứ quân sự lẫn nhau của hai quốc gia.

An Do ky thoa thuan quan su Australia,  thoa thuan quan su An Do - Australia anh 1

INS Shakti, một tàu chở dầu bổ sung của Hải quân Ấn Độ, cập cảng tại căn cứ hải quân Changi trong chuyến thăm Singapore vào tháng 5/2018. Ảnh: Reuters.


Thỏa thuận này cũng sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia còn lại trong nhóm Bộ Tứ, bao gồm Nhật Bản và Mỹ. Các nhà phân tích cũng xem đây là một phần trong nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Hiệp ước song phương này được thỏa thuận trong bối cảnh giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang xung đột tại khu vực biên giới ở dãy Himalaya cùng với những căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Australia sau lời kêu gọi điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus corona.

An Do ky thoa thuan quan su Australia,  thoa thuan quan su An Do - Australia anh 2

Hình ảnh được chụp từ một video do Bộ Ngoại giao Ấn Độ công bố về hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Australia Scott Morrison vào ngày 4/6. Ảnh: Nikkei Asian Review.


Họ cũng đồng ý tăng "khả năng tương tác" quân sự thông qua các cuộc tập trận phòng thủ và sắp xếp hỗ trợ hậu cần lẫn nhau.

Ấn Độ và Australia cũng nhắc lại cam kết thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

"Là hai quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương quan trọng, Ấn Độ và Australia có mối quan tâm lâu dài đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở, và hoạt động dựa trên các quy tắc", tuyên bố chung của hai bên viết.

Hai nước có "mối quan tâm chung trong việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, duy trì các tuyến đường biển rộng mở, an toàn và hiệu quả cho vận chuyển và liên lạc".

Về hợp tác hàng hải, hai bên “ám chỉ đến Trung Quốc và thái độ hung hăng của nước này ở Biển Đông", N.C. Bipindra, người sáng lập và biên tập viên của cổng thông tin Defence.Capital, nói.

Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận hàng hải ba bên và việc đưa Australia trở thành thành viên thường trực của cuộc tập trận đang được xem xét, ông Bipindra nói. Ông cũng cho biết nếu điều đó, xảy ra hiệp ước hậu cần giữa New Delhi và Canberra chắc chắn sẽ giúp ích.

Ấn Độ có một hiệp ước tương tự với Mỹ. Điều này khiến Nhật Bản trở thành thành viên nhóm Bộ Tứ duy nhất New Delhi vẫn chưa ký thỏa thuận tương tự.

Ông Bipindra cũng nói rằng thỏa thuận vừa được ký “có ý định về mặt chiến thuật".

"Trung Quốc sẽ coi thỏa thuận này trái với lợi ích của mình trong hoàn cảnh nước này đang có quan hệ căng thẳng với Ấn Độ và Australia”, ông nói thêm.

60 phút quay cuồng phía sau bức ảnh của Tổng thống Trump

Chuyến thăm và chụp hình của Tổng thống Donald Trump ở nhà thờ St. John đã khiến đám đông biểu tình ôn hòa ngoài Nhà Trắng đụng độ dữ dội với lực lượng cảnh sát.

Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 3/6 cho biết trên Twitter rằng Mỹ đã gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm