Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ai sáng tác tập ‘Thơ điên’?

"Thơ điên" là một trong những thi phẩm tiêu biểu, sống mãi với thời gian của nền văn học nước ta trước năm 1945.

Han Mac Tu anh 1

Câu 1: Tác giả của tập “Thơ điên” là...?

  • Hoàng Cầm
  • Hàn Mặc Tử
  • Vũ Trọng Phụng
  • Chế Lan Viên

Thơ điên là một trong những tập thơ do Hàn Mặc Tử (1912-1940) sáng tác. Tập thơ này được xuất bản khoảng năm 1938, còn có tên gọi khác Đau thương, gồm ba tập: Hương thơm; Mật đắng; Máu cuồng và hồn điên.

Han Mac Tu anh 2

Câu 2: Bài thơ nào được in trong tập “Thơ điên”?

  • Bên kia sông Đuống
  • Gái quê
  • Chân quê
  • Đây thôn Vĩ Dạ

Theo sách Thi nhân Việt Nam, Đây thôn Vỹ Dạ là bài thơ do thi sĩ Hàn Mặc Tử sáng tác khoảng năm 1938, in lần đầu trong tập Thơ điên. Hiện nay, bài thơ này được nhiều người cho là "kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại".

Han Mac Tu anh 3

Câu 3: Tập thơ được tác giả xuất bản năm 1936?

  • Thơ điên
  • Gái quê
  • Xuân như ý
  • Thượng thanh khí

Gái quê là tập thơ duy nhất của thi sĩ Hàn Mặc Tử được xuất bản lần đầu vào khoảng năm 1936. 34 bài thơ đều do tác giả sáng tác.

Han Mac Tu anh 4

Câu 4: Tập thơ nào của Hàn Mặc Tử được sáng tác theo thể Đường luật?

  • Duyên kỳ ngộ
  • Cẩm châu duyên
  • Lệ Thanh thi tập
  • Thượng thanh khí

Trong số các tập thơ của Hàn Mặc Tử, Lệ Thanh thi tập được sáng tác theo thể Đường luật. Đây là thể thơ ra đời từ thời nhà Đường, gồm 2 thể chính là Thất ngôn bát cú (mỗi bài 8 câu, mỗi câu 7 chữ) và Thất ngôn tứ tuyệt (mỗi bài 4 câu, mỗi câu 7 chữ).

Han Mac Tu anh 5

Câu 5: Ai đánh giá “Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi trên văn đàn”?

  • Tố Hữu
  • Chế Lan Viên
  • Xuân Diệu
  • Huy Cận

Đánh giá về Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên viết rằng: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình" và "Tôi xin hứa hẹn với các người rằng mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử". Thi sĩ Nguyễn Bính đánh giá: "Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích, còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch...".

Han Mac Tu anh 6

Câu 6. Hàn Mặc Tử cùng ai tham gia nhóm “Bàn Thành tứ hữu”?

  • Quách Tấn
  • Yến Lan
  • Chế Lan Viên
  • Cả 3 người trên

Theo Thi nhân Việt Nam, "Bàn Thành tứ hữu" là biệt danh của 4 nhà thơ tài năng quê ở tỉnh Bình Định ngày nay, gồm: Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên.

Han Mac Tu anh 7

Câu 7. Địa danh “Vĩ Dạ” trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” huộc thành phố nào?

  • Quy Nhơn
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Phan Thiết

Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử, kể về mối tình của chính tác giả với thi sĩ Mộng Cầm. Địa danh “Vĩ Dạ” trong bài thơ là một vùng thôn quê thuộc thành phố Huế ngày nay.

Cuốn tiểu thuyết viết về anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản

Trần Quốc Toản là nhân vật lịch sử, gắn liền cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai. Sau này, tên tuổi của ông xuất hiện trong tiểu thuyết "Lá cờ thêu sáu chữ vàng".

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm